Luật thuế Thuế giá trị gia tăng quy định tại điều 4 của TT 219/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại TT Điều 8 Thông tư 151/2014/TT-BTC (năm 2015, có thêm mặt hàng không chịu thuế GTGT)
Sự giống nhau giữa thuế suất 0% và không chịu thuế là chủ thể không phải nộp một khoản tiền thuế.
Điểm khác nhau giữa 2 loại thuế này là:
Không chịu thuế | Thuế suất 0% |
– Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT không phải thực hiện nộp thuế GTGT. | – Vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên hàng tháng cở sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải kê khai và có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đúng hạn vào Ngân sách nhà nước. |
– Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. | – Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. |
BẤT LỢI VÀ RỦI RO
- Lợi nhuận thấp hơn 10%
Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, thu của người tiêu dùng cuối cùng chứ không phải thu của doanh nghiệp kinh doanh, do đó việc tiêu dùng các mặt hàng không chịu thuế có lợi cho người tiêu dùng, nhưng bất lợi cho người kinh doanh theo cách như sau:
- Thuế GTGT đầu ra:
Mọi doanh nghiệp thu hộ nhà nước từ của người tiêu dùng, sau đó nộp lại cho nhà nước, nên không ảnh hưởng đến doanh thu thuần của doanh nghiệp. DN nào bán cũng phải thu
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
DN kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT (bao gồm cả thuế suất thuế GTGT 0%) được khấu trừ thuế GTGT hàng hóa dịch vụ mua vào >> do đó, chi phí đầu vào không tính phần thuế GTGT đầu vào phải trả vì sẽ được khấu trừ với đầu ra
Còn DN kinh doanh hàng hóa dịch vụ Không chịu thuế GTGT không được khấu trừ thuế GTGT hàng hóa dịch vụ mua vào >> do đó, chi phí đầu vào cao hơn 10% (Đa phần thuế suất thuế GTGT là 10%) => do đó lợi nhuận giảm 10% => Giảm sức cạnh tranh
Ví dụ:
DN A (Kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT) | DN B (Kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT) | ||
Doanh thu từ kinh doanh phần mềm | 500.000.000 | 500.000.000 | |
Thuế GTGT | Không chịu thuế | (10%) 50.000.000 | |
Hàng hóa mua vào được khấu trừ | 400.000.000 | 400.000.000 | |
Thuế GTGT tăng đầu vào (10%) | 40.000.000 | 40.000.000 | |
Thuế GTGT phải nộp | – | 10.000.000 | Thuế GTGT thu của người mua, trừ đầu vào, còn phải nộp cho NSNN>> không ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN |
Lợi nhuận (Thuế GTGT không được khấu trừ được tính vào chi phí) | 60.000.000 | 100.000.000 | Lợi nhuận cao hơn do chi phí đầu vào giảm 10% |
- Rủi ro về thuế và kế toán
- Việc kê khai thuế GTGT
Của DN có kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT đòi hỏi phải tách riêng đầu vào, đầu ra hàng tháng; Phân bổ lại theo năm.
- Việc hạch toán kế toán
Việc hạch toán kế toán cũng đòi hỏi phải tách riêng Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Nhóm không chịu thuế và nhóm chịu thuế. Do đó việc kê khai và lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phức tạp hơn rất nhiều
Rủi ro bị truy thu, xử phạt khi quyết toán thuế cao hơn nhiều nếu áp dụng sai giữa chịu thuế và không chịu thuế.
GIẢI PHÁP
- Phương án 1: Tuyển chọn nhân viên kế toán cần nắm vững chuyên môn để phân tách các khoản doanh thu, chi phí theo nhóm không chịu thuế và nhóm chịu thuế, tránh tối đa các sai sót vì một sai sót nhỏ sẽ phải phân bổ lại từ đầu.
- Phương án 2: Sử dụng dịch vụ tư vấn quyết toán thuế của Expertis để hiểu biết toàn diện về công tác quyết toán thuế, chi tiết như sau: Các yêu cầu khi quyết toán thuế. Rủi ro khi quyết toán thuế. Công tác chuẩn bị khi quyết toán thuế. Doanh nghiệp chuyên tâm vào hoạt động kinh doanh.
Xem thêm chi tiết DỊCH VỤ TƯ VẤN QUYẾT TOÁN THUẾ tại đây