Dịch vụ lập báo cáo tài chính của Expertis giúp doanh nghiệp có bộ báo cáo tài chính đầy đủ, chuẩn mực, trung thực hợp lý.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể công bố báo cáo tài chính cho mục đích sử dụng bên liên quan như: Cơ quan thuế, ngân hàng, chủ sở hữu, thành viên công ty.

tại sao chủ doanh nghiệp phải quan tâm?
Báo cáo tài chính là bảng tổng hợp toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp, có giá trị pháp lý khi cung cấp cho các cơ quan, đối tác. Do vậy cần phải thực hiện một cách đúng đắn và phù hợp với các quy định có liên quan.
Trách nhiệm về báo cáo tài chính của người đứng đầu doanh nghiệp là gì?
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (lãi-lỗ); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; Người đại diện theo pháp luật và người có liên quan đến lập báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày.
Báo cáo tài chính tốt mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Thông tin báo cáo tài chính được sử dụng bởi đối tượng bên trong và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Đây là những đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính gồm:
- Chủ của doanh nghiệp: Chủ sở hữu, Ban giám đốc, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, cổ đông …
- Các cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan Thuế, Sở kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thống kê.
- Ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Như vậy, có thể thấy việc làm báo cáo tài chính tốt giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các bên sử dụng được đầy đủ, rõ ràng, chính xác, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, làm báo cáo tài chính tốt cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được các đối tượng trong tương lại như Nhà đầu tư, đối tác chiến lược… mang lại cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng hợp tác kinh doanh, phát triển lớn mạnh.
Dịch vụ lập báo cáo tài chính của Expertis giúp tôi như thế nào?
Báo cáo tài chính được làm tốt đòi hỏi tổng hợp năng lực chuyên môn về luật kinh doanh, luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật thuế, luật lao động tiền lương, luật bảo hiểm, luật tài chính, ngoài ra còn phải có khả năng thuyết minh, trình bày báo cáo khoa học, hợp lý.
Là một công ty kiểm toán kinh nghiệm hơn 18 năm cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính cho nhiều ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam, dịch vụ của Expertis được đánh giá là dịch làm báo cáo tài chính uy tín, đáng tin cậy có thể giúp cho chủ doanh nghiệp hoàn toàn an tâm giao phó việc lập báo cáo tài chính và toàn tâm lo phát triển kinh doanh.
DỊCH VỤ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Kết quả dịch vụ mang lại
Có báo cáo tài chính đầy đủ, chuẩn mực
Dịch vụ làm báo cáo tài chính của Expertis giúp cung cấp cho doanh nghiệp báo cáo tài chính đầy đủ, chuẩn mực, thể hiện trung thực hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp trước các bên liên quan.
Tư vấn hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán chính là nguồn dữ liệu để lập ra báo cáo tài chính, Expertis sẽ tư vấn để doanh nghiệp xây dựng hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với hoạt động kinh doanh, là cơ sở bền vững để lập báo cáo tài chính.
Tư vấn tối ưu số thuế
Báo cáo tài chính và báo cáo thuế là 2 hệ thống liên quan chặt chẽ lẫn nhau, với kinh nghiệm sâu sắc về thuế, chúng tôi sẽ tư vấn thuế để doanh nghiệp tối ưu và đồng nhất với hệ thống báo cáo tài chính, đây là cơ sở cho việc quyết toán thuế an toàn, đúng luật.
DỊCH VỤ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Khả năng nổi bật của chúng tôi
Cung cấp dịch vụ bằng tiếng Anh
- Expertis cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính bằng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh
- Chuyển đổi báo cáo tài chính sang ngoại tệ
IFRS Reporting
- Chúng tôi cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính tổng hợp theo IFRS.
- Chúng tôi hỗ trợ thực hiện Group - Corporate reporting cho các khách hàng là thành viên của tập đoàn đa quốc gia.
Lý do chọn dịch vụ
Làm báo cáo tài chính của Expertis
Năng lực chuyên môn
20 năm kinh nghiệm thực hiện cho hàng ngàn doanh nghiệp với các ngành nghề đa dạng. Ban Giám đốc, đội ngũ Kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
Cam kết dịch vụ
Nhân sự phụ trách luôn là những chuyên viên giàu kinh nghiệm tương ứng với ngành nghề của doanh nghiệp. Thực hiện chính xác nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Lập báo cáo, gửi báo cáo đúng theo yêu cầu và thời hạn.
Phương pháp thực hiện
Dịch vụ lập báo cáo tài chính của Expertis tập trung vào chất lượng dịch vụ và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hợp tác cùng khách hàng tìm phương án giải quyết các vấn đề nhằm tối ưu các quyền lợi của doanh nghiệp.
FAQ
Báo cáo tài chính (BCTC) là gì? Dùng để làm gì? Cung cấp thông tin gì?
BCTC là Báo cáo tổng hợp, phức tạp nhất trong các loại báo cáo mà doanh nghiệp phải nộp.
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; Các luồng tiền lưu chuyển.
BCTC được nộp cho các cơ quan, tổ chức nào?
Báo cáo tài chính cần nộp cho các cơ quan sau:
- Cơ quan quản lý thuế
- Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép
- Cơ quan thống kế
- Ngân hàng và tổ chức có quan hệ tín dụng
Thời hạn nộp BCTC của các doanh nghiệp?
Thời hạn nộp BCTC của các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nhà nước) được quy định như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh: thời hạn nộp BCTC năm là ngày 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Các doanh nghiệp khác: thời hạn nộp BCTC năm là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
Nội dung, hình thức của BCTC?
Quy định về hình thức và nội dung BCTC được lập theo quy định chuẩn mực kế toán Việt nam và chế độ kế toán áp dụng theo:
- Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Thông tư 133/2016/TT-BTC
Người chịu trách nhiệm về BCTC ?
Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, và cam kết những số liệu là đúng đắn, trung thực hợp lý, là căn cứ để làm việc khi kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước.
Tôi đang chuẩn bị kiểm tra quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính giúp gì cho tôi?
Thuật ngữ Quyết toán thuế thường được hiểu là việc Cơ quan quản lý thuế tiến hành trình tự, thủ tục kiểm tra tính chính xác của việc khai quyết toán thuế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền tự khai, tự nộp, nhưng phải chịu trách nhiệm về việc tự khai tự nộp thuế của mình. Trong trường hợp có sai sót, doanh nghiệp sẽ bị phạt tùy theo mức độ phân loại hành vi theo mức độ nghiêm trọng như là:
- Khai trễ hạn, khai sót nhưng không làm thiếu số thuế phải nộp.
- Khai sót số thuế gây thiếu số thuế phải nộp.
- Khai thiếu số thuế do lỗi cố ý nhưng chưa đến mức trốn thuế.
- Khai sai thuộc hành vi trốn thuế.
Mỗi hành vi có mức xử phạt khác nhau theo thứ tự từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng.
Do tính chất tự khai tự nộp trong quản lý thuế, nếu doanh nghiệp phát hiện sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra quyết toán thuế, thì vẫn được nộp điều chỉnh và không coi hành vi sai sót là hành vi vi phạm.
Do vậy, việc thực hiện rà soát và lập báo cáo tài chính chính xác, đặc biệt là trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giảm chi phí phạt và đảm bảo tuân thủ trách nhiệm của doanh nghiệp và cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp.
Nộp trễ hạn / không nộp báo cáo tài chính bị phạt như thế nào?
Vị phạm về thời gian nộp báo cáo tài chính bị xử phạt theo theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Lưu ý:
Quy định “Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.”
Do đó việc nộp trễ hoặc không nộp báo cáo tài chính còn dẫn tới hành vi “nộp trễ/không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế” và bị xử phạt theo luật thuế.
Lập và trình bày báo cáo tài chính sai bị phạt như thế nào
Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính bị xử phạt theo theo điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 11. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.