Search
Close this search box.

Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Thông tư 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn chi tiết việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

 

Nội dung Thông tư 48/2019/TT-BTC có những điểm cần chú ý như sau:

Doanh nghiệp được áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Dự phòng là gì

1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiệnđược thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).

3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạnthanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho nhữngsản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.

Mục đích của việc trích lặp dựng phòng là gì?

Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thịtrường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2019 và áp dụng từ năm tài chính 2019.

2. Bãi bỏ Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp; Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009; Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và các văn bản khác quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng trái với quy định của Thông tư này.

3. Việc thực hiện trích lập các khoản dự phòng tại các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù (bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư kinh doanh vốn, mua bán nợ, bán lẻ hàng hóa trả chậm/trả góp) được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này và thực hiện theo quy định riêng (nếu có) phù hợp với đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển thành công ty cổ phần thực hiện xử lý các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.

5. Số dư dự phòng các khoản đầu tư ra nước ngoài mà doanh nghiệp đã trích lập đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (nếu có) được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2019.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi./.

XemThông tư 48/2019/TT-BTC tại đây