Hóa đơn của hàng bán bị trả lại được xử lý và kê khai như thế nào?

| Cập nhật: 13/09/2022

1. Xử lý về hóa đơn:
Quy định tại phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn hàng trả lại như sau:
– Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
– Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
–> Do đó, các trường hợp hàng bán bị trả lại người mua đều phải xuất hóa đơn GTGT để trả lại cho người bán.
2. Về kê khai thuế GTGT:
– Bên bán (bên bị trả): kê khai vào bảng kê mua vào.
– Bên mua (bên trả): kê khai tại bảng kê bán ra.

______________

Giải pháp:
DN cần thực hiện đúng quy định về hóa đơn, từ đó thực hiện kê khai thuế cho phù hợp với Quy định.

Các dịch vụ nổi bật tại EXPERTIS

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 0903 024 034

Thời gian đọc: 1 min

Mục lục

Gặp chuyên gia​ ngay

Giúp bạn hiểu đúng vấn đề trước khi quyết định giải pháp.

Bạn cần Giải pháp

Chúng tôi sẵn sàng đồng hành giúp bạn hiểu đúng, làm đúng.

Tự do khám phá

Trải nghiệm theo cách của bạn ! Truy cập kho kiến thức.
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.