Search
Close this search box.

Xây dựng khả năng phục hồi của doanh nghiệp khi đối mặt với khủng hoảng

Khi các tác động lan rộng và sâu rộng của Covid-19 thống trị tin tức thế giới, tất cả chúng ta đã được chứng kiến ​​và trải qua sự lây lan song song của lo lắng và cảm giác bất ổn.

Thật vậy, trong một cuộc khủng hoảng, trạng thái tinh thần của chúng ta dường như chỉ làm trầm trọng thêm một tình huống cực kỳ thách thức, trở thành một trở ngại lớn trong chính nó.

Là giám đốc điều hành của một công ty, bạn cần sự chú tâm đưa công ty vượt qua tình huống khó khăn bằng những cách suy nghĩ và hành động mới, do vậy hãy tìm hiểu cách mà tâm trí đối phó với khủng hoảng, như mối đe dọa của đại dịch.

Ngay cả khi không có một loạt các tin tức xấu, tâm trí của bạn có xu hướng tự nhiên là bị phân tâm. Khi tâm trí lang thang, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó dễ dàng bị mắc kẹt vào các khuôn mẫu và suy nghĩ tiêu cực. Trong thời kỳ khủng hoảng hiện tại – xu hướng này trở nên trầm trọng hơn, và tâm trí có thể trở nên lôi cuốn hơn bởi suy nghĩ ám ảnh, cũng như cảm giác sợ hãi và bất lực.

Khi tâm trí của bạn bị mắc kẹt trong trạng thái này, một phản ứng dây chuyền bắt đầu. Nỗi sợ hãi bắt đầu thu hẹp tầm nhìn của bạn, và càng khó nhìn thấy bức tranh lớn hơn và khả năng sáng tạo, tích cực trước mặt bạn.

Chúng ta đều đang trải qua tình trạng khủng hoảng do coronavirus mang lại. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi hạn chế đi lại, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, giảm giá cổ phiếu …

Điều quan trọng cần nhớ là trước những khủng hoảng đó, phản ứng cảm xúc và tâm lý của chúng ta đối với khủng hoảng bằng cách thu hẹp và làm lộn xộn tâm trí của chúng ta và khiến chúng ta không nhìn thấy rõ ràng để có những hành động tốt nhất.

Chúng ta cần khả năng phục hồi, đó là kỹ năng thoát ra khỏi trạng thái tâm lý bị thu hẹp và lộn xộn để tái cân bằng trong những điều kiện thực tại mới một cách nhanh chóng nhất.

Khi bạn tập trung vào việc làm dịu và làm sạch tâm trí của bạn, bạn có thể chú ý đến những gì đang thực sự xảy ra xung quanh bạn và những gì đang diễn ra trong bạn. Bạn có thể quan sát và quản lý suy nghĩ của mình và nắm bắt chúng khi chúng bắt đầu chạy trốn về phía kịch bản ngày tận thế. Bạn có thể tập trung vào những gì bạn để làm trong tình huống thực tại.

Trạng thái bình tĩnh và nhận biết thực tại này là rất quan trọng. Ngay lập tức, nó giúp cho tâm trí không bị lang thang và bị cuốn hút, và nó làm giảm các căng thẳng và lo lắng mà chúng ta có thể đang bị mắc kẹt.

Thông thường, sẽ tốt hơn khi làm một cái gì đó, bất cứ thứ gì khác, thay vì ngồi với những cảm xúc không thoải mái. Trong vài tuần qua, khủng hoảng có thể đã làm bạn cảm thấy thất vọng với các kế hoạch kinh doanh quan trọng đã bị tác động xấu bởi Covid-19.

Nhưng hãy đối phó với sự thất vọng này bằng những phản ứng ngay lập tức. Bạn cần được giải phóng khỏi vòng xoáy của tin xấu và giữ tâm trí ổn định để từ đó kế hoạch hành động xuất hiện nhanh chóng và sự lãnh đạo tốt có thể xuất hiện. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời rõ ràng hơn về cách tốt nhất để tiến về phía trước, cả về cá nhân và với tư cách là một nhà lãnh đạo.

1. Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ

Bạn cần kiểm soát dòng tiền thật chặt chẽ và làm ngay các việc sau:

  • Hiểu chính xác tình hình tài chính hiện giờ của bạn;
  • Xác định khoản phải thu kịp thời và theo đuổi việc thu hồi nợ;
  • Kiểm soát việc mua hàng và mức độ tồn kho chặt chẽ, không mua nhiều hơn lượng cần;
  • Đàm phán các điều khoản thanh toán dài hơn với các nhà cung cấp;
  • Đàm phán thời gian thanh toán ngắn hơn với khách hàng;
  • Điều chỉnh kế hoạch đặt hàng;
  • Làm việc với ngân hàng của bạn để tìm hiểu về các khoản hỗ trợ và phương án xử lý khi phát sinh trễ hạn thanh toán tín dụng.

2. Cắt giảm chi phí của bạn

Bạn phải tìm cách cắt giảm chi phí ngay, tìm cách tiết kiệm trong mọi bộ phận của doanh nghiệp của bạn, bao gồm các khoản chi phí gợi ý như sau:

  • Chi phí ngân hàng
  • Chi phí bán hàng và tiếp thị
  • Chi phí đi lại
  • Chi phí giải trí và giao tiếp
  • Chi phí nghiên cứu và phát triển
  • Chi phí cho tiêu dùng trong văn phòng
  • Chi phí thuê văn phòng
  • Chi phí sửa chữa và bảo trì các máy móc thiết bị
  • Chi phí điện, nước
  • Chi phí tiền lương quản lý
  • Chi phí tiền lương cho bộ máy kế toán và khai thuế
  • Chi phí tiền lương cho bộ máy quản lý nhân sự, tính lương và bảo
  • Chi phí tiền lương cho việc pháp lý

3. Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng mới

Một khách hàng lớn phá sản thực sự gây nguy hiểm nghiêm trọng cho doanh nghiệp của bạn. Tự bảo vệ mình bằng cách tiến hành kiểm tra ngay năng lực tài chính và thiện chí thanh toán nghiêm ngặt đối với khách hàng mới và thoả thuận các điều khoản thanh toán rõ ràng.

Tham chiếu lịch sử thanh toán của khách hàng sẽ cung cấp bảo vệ thêm chống lại các con nợ xấu, mặc dù điều này phải được cân bằng với chi phí cho việc tham chiếu này.

4. Tập trung vào việc giữ khách hàng

Khủng hoảng làm cho tình hình tài chính là không chắc chắn, và do đó người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu của họ, vì vậy hãy làm tất cả những gì có thể để giữ khách hàng của.

Chương trình khách hàng thân thiết, giảm giá và liên lạc thường xuyên có thể cho khách hàng của bạn biết bạn coi trọng họ.

5. Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Ngay lúc khủng hoảng là lúc bạn cần làm thế nào để bạn có thể phân biệt chính mình với các đối thủ cạnh tranh của bạn? Bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời!
Người tiêu dùng đánh giá cao các doanh nghiệp cung cấp cho họ nhiều hơn cho số tiền họ bỏ ra, đặc biệt là khi khó khăn, khủng hoảng. Dịch vụ hiệu quả, nhanh chóng và hỗ trợ khách hàng linh hoạt sẽ giúp thuyết phục mọi người chi tiêu với bạn hơn là đối thủ cạnh tranh.

6. Tăng cường hoạt động tiếp thị

Tăng cường hoạt động tiếp thị làm tăng chi phí trong ngắn hạn, tuy nhiên, điều quan trọng là điều này được thực hiện hiệu quả và kết quả đạt được tương xứng với chi phí bỏ ra.

Hãy xem xét thật kỹ phương pháp nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Theo dõi bất kỳ hoạt động tiếp thị nào bạn thực hiện, để đánh giá thành công của nó và xác định xem liệu nó có đáng để tiếp tục hay không.

7. Tập trung vào những gì nên bán lúc này

Lúc khủng khoảng, bạn đừng nỗ lực vào việc cố gắng bán tất cả các sản phẩm và dịch vụ của mình, hoặc những thứ mới, hoặc những thứ chưa được thử nghiệm cho dù là bạn yêu thích nó.
Bạn cũng đừng cố gắng cố gắng áp dụng các chính sách bán hàng vào lúc này. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung đánh giá chính xác nhu cầu của thị trường hiện tại đối với sản phẩm dịch vụ của bạn, để từ đó bạn lựa chọn chính xác những gì bạn có thế mạnh và mang lại lợi nhuận tốt nhất cho bạn ngay lúc này, và bạn nên ưu tiên bán những sản phẩm dịch vụ đó để tạo dòng tiền tốt nhất cho bạn.

Bởi vì nếu nhu cầu cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn đã bị đóng băng, hoặc suy giảm đáng kể, thì việc bạn càng cố bán sẽ làm bạn mất lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.

8. Đào tạo nhân viên của bạn

Nhân viên của bạn là một trong những tài sản lớn nhất của bạn và có thể là chìa khóa để giữ chân khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh của bạn. Đào tạo rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân của họ và năng suất của doanh nghiệp của bạn, vì vậy đừng loại bỏ kế hoạch đào tạo của bạn.

Hơn nữa, lúc khủng hoảng con người có xu thế xích lại gần nhau hơn, việc tăng cường những tương tác với nhân viên của bạn lúc này sẽ tạo sự gắn kết với đội ngũ nhân viên, và đây là tài sản quan trọng giúp bạn vượt qua khủng hoảng.

9. Cơ cấu lại hoạt động của bạn

Bạn có thể xem xét di chuyển đến các cơ sở nhỏ hơn bán hết thiết bị dư thừa, sắp xếp lại công việc linh hoạt và hiệu quả hơn về chi phí.

10. Từng bước chuyển lên trực tuyến

Một kênh tiếp thị hoặc bán hàng trực tuyến sẽ đưa bạn đến một thị trường lớn hơn với chi phí tối thiểu. Lập kế hoạch và tiếp cận ngay tài nguyên bán hàng trực tuyến đúng cách.

Tìm hiểu và chấp nhận thay đổi trong cách thức tương tác trong doanh nghiệp bạn, tăng cường các công cụ online (trực tuyến), giảm bớt các công đoạn offline (ngoại tuyến).