Mong muốn của Doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam là có được môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, các Doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI
Mong muốn của doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam ?
Đến nay, Việt Nam đã thu hút được hơn 26,500 dự án của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam. Với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Riêng trong năm 2018, đã có hơn 25 tỷ USD vốn từ các doanh nghiệp FDI ( Trong hội nghị tổng kết 30 năm qua tại VIệt Nam đã thu hút vốn FDI được công bố với khoảng hơn 11 tỷ USD )
Đánh giá chính sách thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt nam, trường phía đoàn Liên minh châu Âu tại VIệt nam, ông Bruno Angelet chia sẻ: Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế thần tốc, VN cần nguồn vốn “chất lượng hơn”, mang lại nhiều giá trị hơn cho đất nước. Hiện nay những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là giảm thuế quan, ưu đãi lãi suất và miễn giảm thuế NK, trong khi đó nếu muốn thu hút vốn FDI có trình độ công nghệp cao lại đòi hỏi có các công cụ và chính xác đầu tư phức tạp hơn. VN cần phải cải thiện đầu tư kinh doanh cùng lúc tiếp tục định hướng dỡ bỏ các rào cản đầu tư trong kinh doanh.
“Minh bạch” – Yếu tố quan trọng và cần thiết nhất kho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nước ta
Giúp các nhà đầu tư có thể nắm rõ hơn quy định, quy trình cần tuân thủ. Môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định và có thể tiên liệu là những ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư EU”, trích lời ông Bruno Angelet nói.
Tổng kết sau 30
Tại hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI, đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam và nhấn mạnh rằng nước ta đang có những cơ hội tốt để có thể thu hút được những nhà đầu tư lớn từ nước ngoài trong thời gian sắp tới đây.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Kelly cho rằng: Sự công bằng và khách quan là rất quan trọng cho môi trường đầu tư kinh doanh và các điều khoản trong Luật Đầu tư cần phải rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam ( Korcham) đại diện cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc, nhấn mạnh rằng, nước ta cần nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh trong bối cảnh mới bằng cách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để đảm bảo nguồn nhân lực về khoa học kỹ thuật và có được những hoạt động chất lượng cao. Môi trường đầu tư với những ưu đãi về thuế thôi thì chưa đáp ứng đủ yêu cầu, mà chúng tôi cũng như mong muốn của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam là những chính sách thân thiện toàn diện của chính phủ, mà thuế chỉ là một phần nhỏ. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính cần được xử lý rõ ràng, nhanh chóng và minh bạch, mức độ tin cậy luôn được ưu tiên hàng đầu đối với các nhà đầu tư như chúng tôi. Khi ban hành thể chế luật cần phỉa chuẩn bị rõ ràng, cụ thể để loại bỏ tranh cãi. DN mong muốn chính sách ưu đãi này duy trì ổn định để tránh bất an, lo lắng và mong muốn cơ quan chức năng tuân thủ theo như nội dung đã cam kết trên phương diện quốc gia.
Doannh nghiệp trong nước cần cải thiện năng lực của bản thân
Ông Tomaso Andreatta, Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho hay, hiện nhiều doanh nghiệp FDI mong muốn mở rộng phát triển kinh doanh tại Việt Nam, vì lí do đó, Chính phủ Việt Nam (VN) cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cân bằng và mở cửa thị trường. Ông Tomaso Andreatta cho biết, Doanh Nghiệp vốn FDI cần thị trường VN, nhưng cũng phải có được điều kiện sản xuất tốt, nếu công nghệ và hạ tầng không đủ điều kiện yêu cầu trong lĩnh vực năng lượng và giao thông thì Việt Nam sẽ khó thu hút thêm những nguồn vốn FDI mới. Mặc khác, các doanh nghiệp FDI cần giúp nâng cao kỹ năng của người lao động để họ có thể làm chủ, vận hành các thiết bị tự động hoá…
Việc các Doanh Nghiệp nội đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các Doanh nghiệp FDI trong cung ứng các linh, phụ kiện cũng là một trong những vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua. Một mặt, có nhiều ý kiến cho rằng Doanh nghiệp FDI chưa thực sự tăng cường kết nối với doanh nghiệp nội để hỗ trợ họ tham gia sâu vào chuỗi giá trị, nhưng mặt khác, dưới góc độ của các doanh nghiệp FDI thì năng lực, trình độ của nhiều doanh nghiệp nội là vấn đề rất quan trọng để thúc đẩy sự kết nối này.
Diễn đàn doanh nghiệp VBF 2018
Ông T.Andreatta cũng cho rằng, hàng loạt Hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết yêu cầu phải có tỷ lệ đóng góp cao của nguồn lực từ địa phương (ĐP), việc sản xuất sản phẩm ở ĐP cần phải có mức độ tham gia sâu hơn vào dây chuyền chứ không chỉ ở mức lắp ráp đơn thuần. Do đó, các DN địa phương cần phải có đủ năng lực hay cải thiện năng lực tốt hơn thì các DN FDI sẽ rất vui mừng bởi việc sản xuất sẽ được thúc đẩy dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. “Nhưng nếu như chúng tôi không thể mua nguyên vật liệu được tại chỗ do không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, không đủ tin cậy hoặc bị DN ĐP vi phạm hợp đồng, đó sẽ là một rắc rối nghiêm trọng”, ông Tomaso Andreatta nói.
Ông Tomaso Andreatta còn chia sẽ những suy nghĩ của bản thân về hạn chế cố hữu trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là những quy định có liên quan đến công nghệ cao và sở hữu trí tuệ, ông nhấn mạnh rằng: DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam thể chưa yên tâm để chuyển giao tài sản trí tuệ vì e ngại rằng nó sẽ không được bảo vệ, như vậy đầu tư sẽ rất mạo hiểm. Vì thế, “chúng tôi rất cần cơ chế để bảo vệ về tài sản trí tuệ của mình,thì mới có thể đưa được những nhân tài giỏi nhất sang đây chia sẻ phương thức sản xuất tốt nhất. Chính vì thế mà cho tới nay, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc liên tục thu hút vốn đầu tư, nhưng vẫn chưa có những công nghệ tối tân nhất”.
Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao từ nội địa
Về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng chung quy lại thì các doanh nghiệp nội địa cần nâng cao kỹ năng và nguồn lực, bên cạnh đó Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn chuyển sang các ngành như công nghệ cao, công nghiệp hiện đại để dần đáp ứng được các mong muốn từ các doanh nghiệp có vốn FDI khi đầu tư vào nước ta trong thời đại công nghiệp mới, thời đại của công nghiệp 4.0.. www.expertis.vn