Sau một thời gian hoạt động, hoặc vì môi trường pháp luật thay đổi, hoặc vì yêu cầu phát triển doanh nghiệp, mà chủ doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Hiểu rõ các thủ tục và ưu nhược điểm khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp giúp chủ doanh nghiệp đưa ra lựa chọn tối ưu cho sự phát triển của mình.
EXPERTIS
Bai viết hướng dẫn cách chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, quy định, hình thức, thủ tục, thuế, kế toán khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp #
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức cơ cấu tổ chức lại doanh nghiệp để phù hợp với quy mô, định hướng phát triển của doanh nghiệp đó và đảm bảo các điều kiện của pháp luật. Việc cơ cấu tổ chức lại doanh nghiệp này dẫn đến phải thay đổi loại hình doanh nghiệp trên khía cạnh pháp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu mới.
Để biết ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, xem thêm bài viết chi tiết dưới đây:
Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? #
Nên lựa chọn thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào là câu hỏi mà Nhà khởi nghiệp mong muốn tìm câu trả lời thỏa đáng. Mỗi loại hình đều có ưu nhược tương ứng, để lựa chọn chính xác, cần nắm rõ các ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp.
Có nhiều lý do, tuy nhiên chủ yếu là do:
+ Khi doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp khác để không phải tiến hành giải thể.
+ Hoặc khi doanh nghiệp muốn huy động thêm nguồn vốn mới, thêm thành viên, cổ đông mới cho doanh nghiệp hoặc muốn phát hành trái phiếu, cổ phiếu thế nhưng loại hình doanh hiện tại không đáp ứng được điều kiện thì họ phải tiến hành chuyển đổi sang loại hình khác.
i. Điều kiện trình tự, thủ tục: Từ khi doanh nghiệp được thành lập cho đến khi giải thể chấm dứt hoạt động thì luôn có mối quan hệ với Nhà nước. Mối quan hệ này để để Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích chung cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp và thành viên hoặc các thành viên của công ty, cũng như người thứ ba liên quan. Để đảm bảo mục đích này Nhà nước quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
ii. Điều kiện phạm vi trách nhiệm: Loại hình công ty TNHH là loại hình mà các thành viên của nó chỉ có trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn phải góp theo cam kết. Việc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác luôn tiềm ẩn sự ảnh hưởng đến người thứ ba. Do đó, quy định bắt buộc các thành viên phải hoàn thành nghĩa vụ trước khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi là điều rất quan trọng.
Hơn nữa, để tránh việc lợi dụng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm của các thành viên, pháp luật có thể quy định điều kiện về trách nhiệm liên đới của thành viên sáng lập của doanh nghiệp được chuyển đổi.
iii. Điều kiện quan hệ lao động: Quan hệ giữa Người lao động và Người sử dụng lao động là quan hệ mang tính ràng buộc pháp lý trong doanh nghiệp. Xuất phát từ điều này pháp luật thường quy định điều kiện để đảm bảo kế thừa nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động khi chuyển đổi.
iv. Điều kiện căn cứ chuyển đổi:
- Trường hợp tự doanh nghiệp muốn thực hiện: Việc chuyển đổi hoàn toàn do chủ sở hữu công ty quyết định. Do vậy, căn cứ chuyển đổi chính là quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên… tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp;
- Đối với trường hợp chuyển đổi bắt buộc: Căn cứ chuyển đổi chính là kết cấu doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện bắt buộc mà pháp luật đề ra.
2. Các loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi #
Những trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định như sau:
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên
- Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty tnhh một thành viên
- Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty tnhh hai thành viên trở lên
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên
3. Thủ tục thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp #
Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
4. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
5. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
6. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới.
Hồ sơ gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
4. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
5. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
6. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
Hồ sơ gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;
6. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
7. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
Hồ sơ gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
4. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
5. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Hồ sơ gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chuyển đổi công ty;
6. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
7. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
Hồ sơ gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
6. Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới;
Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
6. Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
7. Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
8. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
Hồ sơ gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
6. Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
7. Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
8. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
6. Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
7. Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
8. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
Hồ sơ gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
4. Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
5. Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
6. Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
7. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
4. Thủ tục thuế, kế toán khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp #
Căn cứ quy định của Luật quản lý thuế: “Các loại thuế khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm.”
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (ví dụ như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.
Các trường hợp không kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế, ví dụ như đổi từ doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH không kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế nên phải khai quyết toán thuế.
Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC)
Khi chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải tiến hành khóa sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
1. Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới.
2. Đối với Báo cáo tình hình tài chính: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
3. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”, cột “Kỳ trước” trình bày số liệu cột “Kỳ này” của Báo cáo kỳ trước liền kề. Doanh nghiệp phải trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính về lý do dẫn đến số liệu ở cột “kỳ trước” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “kỳ này” (nếu có).
Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp (THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC)
Khi chuyển đổi hình thức sở hữu, doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
1. Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới.
2. Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
3. Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu luỹ kế kể từ đầu năm báo cáo đến thời điểm chuyển đổi hình thức sở hữu.