Ngày 16/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, hải quan, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc Nhà nước, kế toán, kiểm toán độc lập.
Những điểm cần lưu ý xử phạt kế toán kiểm toán #
Tại điều 5 của Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập”, trong đó có một số nội dung mới cần lưu ý như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3, Nghị định 41/2018/NĐ-CP để bổ sung giải thích về thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;
- Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.
Đồng thời bổ sung quy định: Để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, ngoài việc căn cứ vào quy định về thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt nêu trên, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.
Ngoài ra, sửa đổi một số điều liên quan đến mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Nghị định 102/2021/NĐ-CP còn sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị định khác, trong đó bao gồm việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn với một số nội dung đáng lưu ý như:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm (thay vì 01 năm như hiện hành).
- Bổ sung quy định xử phạt với hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định với mức phạt là từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng,…
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Chi tiết nội dung toàn văn bản #
Để biết đầy đủ thông tin của Nghị định 102/2021/NĐ-CP và các quy định ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kế toán tài chính của mình, quý khách vui lòng bấm vào đường dẫn bên dưới.
Việt Nam là điểm đến của rất nhiều dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, nên việc siết chặt quản lý, minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính, tuân thủ Chuẩn mực, phản ảnh bản chất hơn hình thức chính là điều bắt buộc phải thực hiện, cũng như yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường tính tuân thủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài các nội dung của bài viết, nếu doanh nghiệp còn vấn đề phát sinh cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với Bộ phận Tư vấn của EXPERTIS để được hỗ trợ.