Khi COVID-19 lan rộng, số ca nhiễm tăng cùng các biện pháp phong tỏa được đưa ra, khiến đóng cửa toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh (trừ lĩnh vực thiết yếu), nhiều công ty phải đối mặt với cuộc chiến sinh tồn vì tiền mặt, huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, bốc hơi cắt đứt chỉ sau một đêm. Duy trì hoạt động hay hoạt động cầm chừng hay đóng cửa, quản lý và lập kế hoạch ra sao để đối phó Covid-19, cần phải định hướng trước, chuẩn bị trước những gì cho thời điểm quay trở lại của nền kinh tế…Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho doanh nghiệp trong lúc này, bài viết sau đây chia sẻ những quan điểm riêng nhằm gợi ý câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Đối phó Covid-19 - Tầm quan trọng của tiền mặt #
Bước đầu tiên nên là quản lý tính thanh khoản để đảm bảo các doanh nghiệp có đủ tiền mặt để đi đến giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng đó là cần có tầm nhìn rõ ràng về nhu cầu tiền mặt sẽ như thế nào và nắm chắc việc quản lý tiền mặt nhằm đối phó sự ảnh hưởng của Covid-19.
Mặc dù kết thúc của cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa rõ ràng, nhưng hiện tại, điều đó có nghĩa là phải giữ vững các khoản phải thu đồng nghĩa với khách hàng đang có và quản lý tình trạng hàng tồn kho, tiếp cận các chính sách ưu đãi của Chính phủ, hoãn thuế, gia hạn nộp thuế, chính sách hỗ trợ về bảo hiểm và theo dõi chặt chẽ số tiền phải trả cho các chủ nợ.
Các công ty cũng cần xem xét từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán của mình để xác định xem có những tài sản mà họ có thể bán đi – ví dụ như hàng tồn kho cũ – nhằm tạo ra tiền mặt.
Hiện tại, mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến tình hình tiền mặt của mình, cần đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và theo dõi các khoản đã quá hạn thanh toán, yêu cầu thanh toán trước đối với các khách hàng hoặc hợp đồng mới. Tìm cách thương lượng với các nhà cung cấp, cho thuê nhằm hoặc giảm khoản tiền phải thanh toán phát sinh định kỳ bù lại sẽ cam kết thanh toán đúng hạn hoặc gia hạn kéo dài thời gian thanh toán. Quản lý các chi phí, các khoản phát sinh hàng tháng cần thanh toán và thực hiện sắp xếp, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
Doanh nghiệp cần biết trước về dòng tiền trong tương lai gần căn cứ các dự báo về dòng tiền để xác định đưa ra các quyết định ứng phó cũng như xây dựng các mục tiêu, chiến lược phù hợp. Đồng thời, kết hợp với thực tế phát sinh điều chỉnh lại các dự báo nhằm cung cấp một cái nhìn chính xác về dòng tiền.
Lên kịch bản đối phó và lập kế hoạch thực hiện #
Cần suy nghĩ về các tình huống, kịch bản có thể xảy ra trong tương lai , tiếp cận các gói hỗ trợ, trợ cấp covid và kế hoạch dự phòng trong tất cả các trường hợp. Không vì tình huống khó khăn trước mắt mà doanh nghiệp không nhìn thấy sự lạc quan ở phía trước, từ đó lên kế hoạch trong giai đoạn chuyển tiếp khi dịch bệnh dần được kiểm soát, doanh nghiệp tìm cách khởi động lại hoạt động sau khi ngừng hoạt động và giảm đà tăng trưởng.
Việc lên kịch bản và các biện pháp đối phó trong mọi tình huống giúp doanh nghiệp chủ động phản ứng, hạn chế rủi ro và thiệt hạ nhất, duy trì được nguồn lực hoạt động trong dài hạn. Đến khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, các doanh nghiệp một lần nữa cần phải xem xét cách tái cấu trúc lại các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, vì hoạt động lại đồng nghĩa với gia tăng chi phí, chẳng hạn như chi phí tiền lương, nhân viên, công nhân có thể sẽ tăng lên gấp bội, nhưng khối lượng bán hàng và doanh thu có thể không bằng mức trước đây, chưa kịp phục hồi, trong khi chi phí cố định sẽ không thay đổi, cũng như áp lực đối mặt các khoản nợ phải trả đến hạn khi kinh tế phục hồi.
Cải tiến và ứng dụng công nghệ vào kinh doanh #
Giảm chi phí tiền lương, chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạn chế sai sót…đó chẳng phải là những gì mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn sao. Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19, áp lực cắt giảm chi tiêu, thu hút khách hàng, làm việc online, kinh doanh online, ngày càng nhiều công ty đã tìm kiếm đến các ứng dụng của công nghệ mới nhằm tận dụng các lợi ích của nó để phục vụ hoạt động kinh doanh, giữ vững ổn định dòng tiền.
Công nghệ đang đang âm thầm “phủ sóng” cuộc sống hiện đại. Mọi khía cạnh của đời sống đều được “bao trùm” bởi công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh truyền thống dẫn nhường thị phần cho kinh doanh online, sàn giao dịch điện tử, các ứng dụng mua bán hàng,…Đặc biệt, việc kịp thời có các hỗ trợ về mặt công nghệ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như một cứu cánh trong thời điểm khó khăn phải đối phó Covid-19 này.
Covid-19 là cơ hội, là khoảng lặng để doanh nghiệp nhìn lại mình, xem lại các thách thức và cơ hội phía trước. Cần làm gì để tiếp tục phát triển, cải tiến mới hay vẫn áp dụng mô hình cũ. Một thế hệ doanh nghiệp với tư duy mới đang hình thành thông qua đại dịch, trong đó chìa khóa cho sự phát triển chính là làm chủ công nghệ.
Với sự chuẩn bị đúng và đủ, với thái độ bình tĩnh, hiểu biết trong mọi tình huống đã được hoạch định, chắc chắn bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ tìm ra cách đối phó riêng của mình trong đại dịch Covid-19 cũng như mọi câu hỏi rối ren đều sang tỏ. Mọi vấn đề cần tư vấn, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ EXPERTIS để được giải đáp chi tiết.