Lương 3P là gì?
Lương 3P là cơ chế trả tiền lương mới dựa trên các tiêu chí có sẵn và dựa vào đó người quản lý nhân sự có thể bao quát được hiệu quả công việc của từng nhân viên trong công ty. Vậy lương 3P là gì và lợi ích của việc sử dụng trả lương 3P là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau.
Trả lương 3P là phương pháp đang được áp dụng tại rất nhiều công ty tại Việt Nam. Mục tiêu của 3P là hướng tới đảm bảo sự công bằng nội bộ và thị trường trong trả lương, qua đó đảm bảo khả năng thu hút, giữ chân và tạo động lực cho người lao động.
3P bao gồm POSITION – PERSON – PERFORMANCE
- Pay for Position – Trả lương theo vị trí. (P1)
- Pay for Person – Trả lương theo cá nhân. (P2)
- Pay for Performance – Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành công việc. (P3)
Vậy lợi ích của việc sử dụng cơ chế trả lương 3P là gì?
1. Đảm bảo công bằng nội bộ
Giải thích được các thắc mắc của người lao động mà trước đây chưa giải thích được là tại sao vấn đề lương các vị trí và các nhân viên phải khác nhau. Giúp người lao động nhận thức rõ các vấn đề làm thế nào để được hưởng lương cao và thu nhập tốt hơn, từ đó họ có thể phấn đấu, cạnh tranh để đem lại hiệu quả cho cho chính bản thân, cũng như cho doanh nghiệp.
2. Đảm bảo công bằng bên ngoài
Nếu tạo công bằng nội bộ là cách thức xây dựng thang bảng điểm theo P1 và P2 thì công bằng bên ngoài là việc xác định mức lương thị trường đang trả cho các vị trí, theo từng quy mô doanh nghiệp dựa vào khảo sát thị trường để xác định mức lương phù hợp với nhu cầu, từ đó các doanh nghiệp có thể thu hút nhân tài qua chính sách lương của mình.
3. Tạo động lực phát triển doanh nghiệp
Qua hình thức trả lương 3P, nó khuyến khích nhân viên quan tâm nhiều hơn đến kết quả thực hiện cuối cùng và có nhiều đóng góp để hạn chế các rủi ro, hiệu quả xấu nhất có thể xảy ra, dẫn tới năng xuất làm việc nhân viên cao hơn, hiệu quả hơn và doanh nghiệp chi ra khoản lương phù hợp hơn với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vào từng thời điểm.
Tóm lại, dù là xác định theo tiêu chí nào thì đứng ở vị trí là người Quản lý nhân sự – Quản trị con người các bạn cũng cần phải dung hòa được nhu cầu thiết yếu của người lao động và lợi ích của người sử dụng lao động để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và thịnh vượng.
Với những lợi ích mà lương 3P mang lại, doanh nghiệp nên áp dụng trong cơ chế trả tiền lương của mình để có thể quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
Tham khảo: Dịch vụ quản lý lương
Hướng dẫn xây dựng và xác định ngạch/bậc lương trong Doanh nghiệp
Giả sử cần xác định ngạch lương của các chức danh công việc như sau:
- Nhân viên kế toán
- Giám sát kinh doanh
- Nhân viên đào tạo
- Trưởng phòng kinh doanh
- Kế toán trưởng
Đối với các vị trí cần xác định ngạch bậc lương ta cần đánh giá theo 6 tiêu chí như sau:
1. Nỗ lực thể chất và tinh thần
Định nghĩa: Tiêu chí này đo lường những yêu cầu về thể chất, quan sát và tinh thần của công việc. Những yêu cầu này cần được đánh giá trên các mặt: tần suất, thời gian và mức độ nặng nhọc.
2. Trình độ và kinh nghiệm
Định nghĩa: tiêu chí này đề cập đến lượng kiến thức và hiểu biết về chuyên môn của công việc khi một người lần đầu đảm nhiệm công việc này. Những kiến thức này có thể có được từ chương trình đào tạo chính qui hoặc các chương trình huấn luyện, một số có được nhờ kinh nghiệm.
3. Khả năng đưa ra quyết định
Định nghĩa: Tiêu chí này đề cập đến mức độ mà người thực hiện công việc phải đưa ra các quyết định độc lập và mức độ khó của quyết định này. Ngoài ra, mức độ sáng tạo và khả năng tư duy sáng tạo và khả năng phân tích cũng được xem xét.
4. Kỹ năng giao tiếp
Định nghĩa: Tiêu chí này đo lường yêu cầu của công việc đối với mức độ thường xuyên và trình độ giao tiếp với người khác và khả năng thuyết phục người khác để thành công trong các giao dịch.
5. Hậu quả của việc mắc sai sót
Định nghĩa: Tiêu chí này đo lượng hậu quả của mỗi sai sót đối với hoạt động nội bộ của công ty hoặc đối với khách hàng của công ty, và việc gì phải làm để sửa sai. Hậu quả của việc sai sót được đo lường bằng thiệt hại về tài chính, thiệt hại về máy móc và thiết bị, và ảnh hưởng của việc sửa sai đối với sự an toàn của người khác. Chỉ xem xét những sai sót điển hình.
6. Điều kiện làm việc
Định nghĩa: Tiêu chí này đo lường mức độ rủi ro và sự bất tiện xung quanh công việc và môi trường.
Mô tả/định nghĩa rõ ràng các mức điểm khác nhau cho từng tiêu chí
- Ta ghi các chức danh công việc (nêu trên) vào cột chức danh trong bảng tính điểm
- Xem xét từng tiêu chí (6 tiêu chí) cho từng chức danh công việc: ở mỗi chức danh, từng tiêu chí thuộc mức mấy ta điền vào Cột “mức” và tương ứng bao nhiêu điểm trong bảng Phương pháp tính điểm ta ghi số điểm vào cột “điểm”.
- Lần lượt đánh giá hết các chức danh công việc.
- Tổng điểm của 6 tiêu chí cho từng chức danh công việc.
Sau khi đọc bài ở trên chắc hẳn bạn vẫn còn lo lắng chưa biết xây dựng bảng tính lương 3P thế nào cho thật chuẩn. Expertis gửi đến bạn bảng tính lương 3P mẫu, dựa vào đây bạn có thể tự xây dựng bảng lương cho công ty mình.