Search
Close this search box.

Doanh nghiệp Việt Nam chuyển giá không chỉ còn dành riêng cho FDI

Ngày 19/7/2018, Kiểm toán Nhà nước có buổi làm việc với Hiệp hội Kế toán Công chứng Vương quốc Anh ( ACCA ) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển giá – Những vấn đề trong công tác quản lý hiện nay”. Theo lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) hiện nay thì nhiều doanh nghiệp nội địa bắt đầu áp dụng hình thức chuyển giá dẫn đến làm thất thu Ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.

kiểm toán nhà nước cho biết về chuyển giá

Ông Phớc ( Tổng kiểm toán Nhà nước ) chia sẻ:  “Không chỉ các doanh nghiệp FDI mà nhiều doanh nghiệp nội địa đã có dấu hiệu rõ ràng của việc chuyển giá làm thất thu NSNN”.

Chuyển giá lợi hay hại cho doanh nghiệp ?

Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết thời gian qua đã thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công và đã thu hồi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Trong đó, có các khoản kiến nghị tăng thu từ hoạt động chuyển giá của đối tượng cần kiểm toán. Theo ông Phớc, tiêu biểu là tại Tổng cty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco ). Dưới góc độ pháp lý, việc kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt với Sabeco có thể xem như đã chỉ ra một lỗ hổng lớn trong việc quản lý thuế theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, công tác kiểm toán chống chuyển giá chưa được cơ quan quản lý Nhà nước xem xét để triển khai một cách rõ ràng và đồng bộ để hoàn thiện quy định pháp luật, dẫn đến công tác quản lý về chuyển giá còn nhiều bất cập và hạn chế.

Đỗ Thiên Anh Tuấn nhận định doanh nghiệp chuyển giá

Tại hội thảo, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng hệ thống pháp lý về chuyển giá hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh cùng với thiết chế pháp lý chưa đủ mạnh tay khiến nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn lợi dụng chuyển giá để trốn thuế phải nộp…Khó khăn lớn nhất trong công cuộc chống gian lận chuyển giá hiện nay chính là nhiều người làm công việc kiểm toán với nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế và hiểu theo một cách khá đơn giản, nhưng thực chất với bản chất hành vi trên vô cùng rất phức tạp.

Nguồn lợi lớn giành cho công ty và xu hướng “Chuyển Giá” trong và ngoài nước

Chuyên gia cũng cho hay chuyển giá hiện nay không chỉ xuất hiện ở các tập đoàn lớn, doanh nghiệp FDI mà còn có dấu hiệu diễn ra ngay cả với doanh nghiệp trong nước dần áp dụng theo phương thức này để gia tăng lợi ích cho mình.

Ông Tuấn đặt ra câu hỏi: Đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế nước nhà tương đối lớn, nhưng thực sự nó đã tương xứng với những ưu đãi mà Nhà nước tạo điều kiện cho doanh  nghiệp FDI hay không?. Riêng đối với khu vực này hiện chiếm khoảng 23% tổng quy mô vốn nền kinh tế nhưng chỉ đóng góp 15% vào tổng thu thuế nước ta, nếu chúng ta nhìn kỹ hơn về số liệu thì chỉ nhỉnh hơn khu vực kinh tế trong nước nhưng thấp hơn rất nhiều khu vực kinh tế Việt Nam.

Trong tình trạng hiện nay doanh nghiệp FDI kê khai lỗ theo từng năm tương đối cao và liên tục tăng dần. Nhóm doanh nghiệp báo lỗ, mất vốn và âm vốn chủ sở hữu cũng đang tăng lên nhanh chóng, nhưng trái ngược với co cụm lại thì trong các doanh nghiệp này lại mở rộng quy mô đầu tư nhiều hơn, một điều nghịch lý xảy ra trước mặt và đã gây ra nhiều tranh cải dư luận.  “Nếu thua lỗ trong 1-2 năm đầu hoạt động thì coi là bình thường, nhưng có những doanh nghiệp thua lỗ hàng chục năm vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng thì đó là dấu hiệu bất thường và là câu hỏi về nghi vấn chuyển giá phải chăn?”…www.expertis.vn

chuyển giá lãi lỗ doanh nghiệp FDI

Trong những năm gần đây số liệu qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá cũng được chuyên gia này dẫn ra, với hơn 2.000 doanh nghiệp nhóm FDI ở Việt Nam đã giảm lỗ 1,5 tỷ USD, số truy thu truy hoàn xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. “Nếu nguồn lực đủ mạnh, mở rộng công tác thanh tra, kiểm tra thì con số này có thể sẽ còn tăng lên rất nhiều”, ông Tuấn nói.

Để xử lý tình trạng chống chuyển giá, Việt Nam không nên thu hút vốn FDI bằng mọi giá, với nhiều chính sách ưu đãi đối với các tập đoàn lớn nếu không mang giá trị thực sự, đối với những doanh nghiệp không tuân theo chuẩn mực kinh doanh thì không chấp nhận, không ưu đãi, không nhân nhượng.