Sử dụng kiểm toán cho mục đích quản lý doanh nghiệp

Là chủ doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng kiểm toán cho mục đích quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính với các tiêu chuẩn, chuẩn mực theo quy định hiện hành.

An toàn - Tiết kiệm - Phát triển

Như vậy mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính tổng quát là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không.

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau

  • Đối với Ngân hàng, những đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của đơn vị có cho thấy khả năng hoàn trả hay không.
  • Đối với cơ quan thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình.
  • Đối với doanh nghiệp được kiểm toán mong muốn, thông qua kiểm toán, có được báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các sai sót và gian lận.
  • Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông họ cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kết quả kinh doanh, … . Tóm lại, kiểm toán phải mang lại sự thoả mãn cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự tin cậy, mức độ trung thực của các thông tin tài chính mà họ được cung cấp.

Dùng dịch vụ kiểm toán cho mục đích quản lý công ty có thật sự cần thiết ?

Các loại hình kiểm toán hiện nay:

  • Kiểm toán báo cái tài chính

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót từ đánh giá của các kiểm toán viên, công ty kiểm toán để khắc phục thực trạng nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

  • Kiểm toán thuế

Mục tiêu của Kiểm toán thuế là giúp doanh nghiệp có được những đánh giá toàn diện và phát hiện ra mọi sai sót trong việc tuân thủ thuế của mình từ những kỹ thuật soát xét tuân thủ của kiểm toán viên và công ty kiểm toán nhằm điều chỉnh đúng việc tuân thủ các quy định về thuế cho doanh nghiệp.

  • Kiểm toán quản lý doanh nghiệp

Tùy vào nhu cầu thực tế, các tình huống cụ thể tại doanh nghiệp, cuộc kiểm toán sẽ giúp đáp ứng các điều kiện mà doanh nghiệp cần, phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các dịch bổ sung:

Mục đích kiểm toán cho quản lý, khi nào ?

[1] Kiểm toán cho mục đích bổ sung hồ sơ năng lực tham gia đấu thầu [ Kiểm toán đầu thầu ]

Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu, theo thông tư của Bộ kế hoạch và đầu tư quy định về chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa – tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định rằng: để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính để cung cấp thông tin chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu. Theo đó, hồ sơ dự thầu phải đính kèm báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

[2] Kiểm toán cho bổ sung ngành kinh doanh Bất động sản, những ngành yêu cầu vốn pháp định

Theo thông tư của Bộ xây dựng quy định, khi doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất.

[3] Kiểm toán cho việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình sở hữu phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế quản lý đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Theo đó, hồ sơ quyết toán thuế có kèm báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán nhằm tránh rủi ro về thuế.

[4] Kiểm toán cho các mục đích riêng biệt

  • Theo yêu cầu ngân hàng về việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng.
  • Để phát hiện lỗi hoặc gian lận trong hệ thống kế toán. Tức là xem xét thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không, có chứa sai phạm trọng yếu hay không. Việc phát hiện các hành vi gian lận và sai sót có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế.
  • Theo yêu cầu của đối tác của doanh nghiệp trong các giao dịch sáp nhập hay mua lại.
  • Theo yêu cầu đặc thù của công ty.
  • Khi doanh nghiệp cần những quan điểm độc lập và sâu sắc về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất những cải tiến hợp lý.
  • Khi doanh nghiệp muốn đảm bảo yêu cầu quản lý được nộp đúng thời hạn quy định của nhà nước hoặc công ty mẹ.
  • Khi doanh nghiệp muốn có báo cáo kiểm toán được trình bày theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc chuẩn của công ty mẹ ở nước ngoài.
  • Khi doanh nghiệp muốn biết các rủi ro về thuế của doanh nghiệp. Rủi ro đó là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, lệ phí và các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Tại sao lại nên chọn dịch vụ kiểm toán của chúng tôi

  • Hơn 15 năm hoạt động trong ngành
  • Những chuyên gia có 15 – 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, thuế, công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp ở tầm tập đoàn nước ngoài và Việt Nam.
  • Nhân viên kế toán kiểm toán viên lên đến hơn 70 người
  • Đại diện những Tập Đoàn, doanh nghiệp Lớn – Nhỏ để xử lý những vụ khó khăn tại cơ quan thuế

Đến với chúng tôi, đối tác hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng dịch vụ kiểm toán cho mục đích quản lý

  • Kiểm toán với am hiểu sâu sắc hoạt động kinh doanh, những vấn đề của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật hiện hành.
  • Xem xét các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải cũng như những điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • Luôn trao đổi với Ban giám đốc những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.