Search
Close this search box.

Tiêu điểm đầu tư 2019: Thủ tục góp vốn, rút vốn, vay của nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 , quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư  vào công ty Việt Nam, Expertis sẽ thông tin chi tiết đến Quý vị những thông tin quan trọng cần lưu ý khi thực hiện các Thủ tục góp vốn, rút vốn, vay của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để có thể an toàn và thuận tiện trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, những thông tin này cũng sẽ hỗ trợ Kế toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quy trình đúng trong quá thực thực hiện nghiệp vụ.

https://www.expertis.vn

  Trước tiên, cùng tóm tắt lại những quy định quan trọng về các hình thức đầu tư và giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

I. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Theo Điều 36 Khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là: “1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này. 2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước; b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này; c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.” Như vậy, đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, dự án của tổ chức kinh tế có số vốn đáp ứng điều kiện tại Điều 23 khoản 1 hoạt động như nhà đầu tư nước ngoài (vốn điều lệ từ 51% trở lên) thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi thực hiện thủ tục đăng kí thủ tục đầu tư bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì bạn phải thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp tuân theo quy định tại luật doanh nghiệp về đăng ký thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ vốn điều lệ của bạn với các nhà đầu tư khác.   II. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty đã thành lập tại Việt Nam Ngược lại đối với hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp tại Việt Nam đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp với Sở kế hoạch đầu tư mà không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; nhưng phải có giấy “Thông báo về việc điều kiện góp vốn/mua cổ phần/mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài”
 

Giấy phép kinh doanh

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đối với một số ngành nghề cụ thể thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh. Đối tượng bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài: Theo Khoản 1, Điều 5,  Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau: ✓ Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; ✓ Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; ✓ Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 điều 9 nghị định 09/2018/NĐ-CP; ✓ Cung cấp dịch vụ Logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; ✓ Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng cho người vận hành; ✓ Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; ✓ Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; ✓ Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; ✓ Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Điểm c khoản 4 Điều 9 quy định: “c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.” Sở công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
 

Thủ tục góp vốn, rút lợi nhuận, vay của nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/06/2019, thủ tục góp vốn, rút lợi nhuận, vay vốn của nhà đầu tư nước ngoài được tóm tắt như sau: 1. Thủ tục góp vốn đầu tư a/ Thủ tục góp vốn đầu tư đối với trường hợp đầu tư trực tiếp B1: Làm hồ sơ đăng ký dự án đầu tư, cấp Giấy chứng nhận chứng nhận đầu tư B2: Mở tài khoản đầu tư vốn trực tiếp (tên chủ tài khoản: Tên công ty) B3: Chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản đầu tư vốn để tiến hành kinh doanh b/ Thủ tục góp vốn đầu tư đối với trường hợp đầu tư gián tiếp  B1: Đăng ký với Sở Kế hoạch đầu tư về việc mua cổ phần, vốn góp và được cấp giấy đủ điều kiện góp vốn/mua cổ phần của NĐT nước ngoài B2: Mở tài khoản đầu tư vốn gián tiếp tại ngân hàng (chủ tài khoản: tên cá nhân nước ngoài đầu tư) B3: Chuyền tiền mua vốn góp, cổ phần từ tài khoản đầu tư vốn gián tiếp   2. Rút lợi nhuận, vốn đấu tư Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (cả trường hợp đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp) khi công ty chia lơi nhuận, nhà đầu tư rút vốn đầu tư đều phải chuyển tiền ngược lại các bước ở trên thông qua tài khoản đầu tư vốn trực tiếp tại công ty hoặc tài khoản đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài.   3. Vay vốn từ nhà đầu tư nước ngoài/ vay tổ chức nước ngoài Trường hợp DN, tổ chức trong nước vay của nhà đầu tư nước ngoài/ tổ chức nước ngoài. B1: Có đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định B2: Mở tài khoản vay và tiếp nhận vốn vay tài khoản vay (không được sử dụng tài khoản thanh toán) B3: Trả lãi và nợ vay gốc đều dùng tài khoản đầu tư vốn/tài khoản vay Lưu ý:
  • Đối với khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng không cần đăng ký với NHNN và phải trả đúng hạn.
  • Phải đăng ký với NHNN đối với khoản vay ngắn hạn nhưng không trả đúng hạn; khoản vay trung và dài hạn.