Search
Close this search box.

Hướng dẫn trả lương và giải quyết chế độ trong thời gian ngừng việc do dịch Covid (Năm 2021)

Bài viết hướng dẫn trả lương và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 (Áp dụng cho năm 2021 từ ngày 01/01/2021).

Dưới đây là 6 trường hợp có thể được thực hiện tùy thuộc vào thực tế của mỗi doanh nghiệp:

Mục lục bài viết

Trường hợp 1: Giảm tiền lương (Tương đương với việc sửa đổi thỏa thuận tại hợp đồng lao động)

Doanh nghiệp chỉ có thể giảm lương của Người lao động khi được người lao động đồng ý theo quy định tại Điều 33 – Bộ luật lao động 2019.

Căn cứ tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể thương lượng thỏa thuận mức giảm tiền lương hợp lý với người lao động

Trường hợp người lao động không đồng ý thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động

Trường hợp 2: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (tương đương nghỉ không lương)

Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì thực hiện theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 30, Bộ luật Lao động:

Về tiền lương: Không hưởng lương

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Về tiền bảo hiểm xã hội: Không đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Trường hợp 3: Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Trường hợp vì khó khăn do dịch bệnh Covid-19 dẫn đến phải chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì trả lương theo như quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động: Tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Trường hợp 4: Cho người lao động ngừng việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 thì thực hiện theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trường hợp 5: Người sử dụng lao động và Người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động tự nguyện

Căn cứ tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể thương lượng thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động tự nguyện với người lao động theo quy định tại Điểm 3, Điều 34 – Bộ luật lao động 2019 quy định.

Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận kèm những hỗ trợ thiết thực để người lao động chuyển đổi công việc được thuận lợi. 

Trường hợp 6: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Dịch Covid – 19 hiện nay được xem là dịch bệnh nguy hiểm để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 36 – Bộ luật lao động 2019, nhưng phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

  1. Doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm việc.
  2. Tuân thủ thời gian báo trước như sau:
  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;