Cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia là một trong những trọng tâm của Chính phủ để nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh hơn 50%
Theo số liệu trong Báo cáo rà soát thực hiện Nghị quyết 2014 – 2018 – 5/2018 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy các Bộ, ngành dự kiến bổ sung, sửa đổi, cắt bỏ các điều kiện kinh doanh lên tới 51%. Tuy nhiên nếu số điều kiện kinh doanh được cắt bỏ vẫn chưa tới 50%.
Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất cắt giảm tới 51.4% số điều kiện kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình vào ngày 13/8 vừa qua, cách thời hạn yêu cầu các Bộ trình phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh của Thủ tướng 2 ngày.
Bộ Tài chính không gây ra nhiều tranh luận như hành động của Bộ Công thương vào hồi tháng 9 năm ngoái, ngay trước ngày Tổ công tác của Thủ tướng tới Bộ này làm việc khi đưa ra tuyên bố rằng sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh.
“Cấp oxy” vẫn là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều trong trường hợp phương án của Bộ Tài chính được triển khai thực hiện.
Bởi lẽ Bộ Tài chính có kế hoạch sẽ sử dụng một nghị định để sửa đổi bổ sung 16 Nghị định thuộc nhiều lĩnh vực trong đợt cắt giảm điều kiện kinh doanh này. Các lĩnh vực bao gồm:
- Kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh bảo hiểm
- Hải quan
- Thẩm định giá
- Kiểm toán
- Kế toán
- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
- Kinh doanh xổ số
- Kinh doanh casino
- Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- Kinh doanh đặt cược
- Dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Trong đợt sửa đổi, cắt giảm này, chỉ riêng lĩnh vực thuế là không được đưa ra xem xét. Bởi lẽ các quy định liên quan đến thuế như Luật quản lý thuế đang được xem xét sửa đổi theo hướng đơn giản, tiến bộ và thuận tiện hơn.
Mới chỉ có gần 1000 điều kiện kinh doanh trong tổng số 5000 điều kiện được cắt giảm, 3000 điều kiện khác vẫn nằm ở các Bộ.
Tuy nhiên trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết không phải tất cả các Bộ đã hoàn tất phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh. Đã có 14 Bộ đưa ra được phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh song vẫn còn 7 Bộ chậm trễ. Điều này cho thấy rằng việc tuân thủ chỉ thị của Thủ tướng của vẫn chưa thực sự nghiêm túc và trong tương lai, chắc chắn các doanh nghiệp vẫn còn bị làm khó dễ bởi các điều kiện kinh doanh.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng bày tỏ: mới chỉ có khoảng 1000 điều kiện kinh doanh được cắt giảm trong tổng số gần 5000 điều kiện. Các điều kiện khác vẫn đang nằm ở các Bộ lên tới con số 3000. Trong khi đó, để triển khai yêu cầu của Nghị quyết 01/2018 về việc cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh có thể sẽ khó lòng đạt được bởi những quy định chặt chẽ của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra chưa nói tới việc trong thời gian kiểm tra, rà soát, phát hiện có rất nhiều trường hợp các Bộ gộp các điều kiện kinh doanh lại với nhau chứ không phải là thực hiện cắt giảm.
Cải cách không chỉ là một “cuộc chiến”
Mặc dù các quy định của pháp luật về kinh doanh không hề cho phép các cơ quan quản lý địa phương tự mình ban hành các điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên những điều kiện kinh doanh đã bị biến tướng một cách rất đa dạng với muôn hình vạn trạng. Thừa nhận rằng cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh đã biến thành một “cuộc chiến” từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Trong đó một bên nỗ lực thực hiện các cải cách, bên còn lại cố gắng níu kéo những lợi ích, quyền lợi của các Bộ, ngành và địa phương.
Chính phủ đã đặt trọng tâm trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong suốt nửa nhiệm kỳ qua nhằm nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Thế nhưng trong suốt gần 20 năm vừa qua, điều kiện kinh doanh đã tăng lên con số hàng ngàn trong khi trước đây giấy phép con chỉ có có vài trăm. Con số sẽ tăng lên tới hàng vạn nếu gộp cả những quy định “na ná” điều kiện kinh doanh được ẩn giấu trong các văn bản dưới của cấp dưới
Suốt nửa nhiệm kỳ qua, cắt giảm điều kiện kinh doanh là một trong những trọng tâm của Chính phủ trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhưng mà, gần 20 năm qua, từ chỗ chỉ có vài trăm giấy phép con, thì điều kiện kinh doanh đã sinh sôi nảy nở lên tới hàng ngàn. Nếu tính cả những quy định tương tự điều kiện kinh doanh ẩn tàng trong các văn bản dưới luật ở các cấp, thì số lượng điều kiện kinh doanh đã lên tới hàng vạn.
Sự quyết liệt của Thủ tướng chính phủ
Trong Nghị quyết 01/2018 của Chính phủ, Thủ tướng đã đưa ra yêu cầu rằng các Bộ phải cắt giảm các điều kiện kinh doanh mà minh đang nắm giữ trong năm 2018, ít nhất là 50%. Mức định lượng này được đánh giá là tương đối phù hợp với bối cảnh hiện tại và cũng khá thuận lợi cho việc thực thi của các Bộ. Thế nhưng cuộc chiến tới nay vẫn hết sức dai dẳng và chưa biết tới bao giờ thì sẽ đi tới hồi kết.Tính căng thẳng, gay go được thể hiện rõ ràng qua việc nội bộ của từng Bộ cũng không thực sự mong muốn có những thay đổi, không những thế họ còn đưa ra yêu cầu “tăng cường quản lý nhà nước” với những lĩnh vực mà họ đang nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay.
Bộ KH&ĐT mới đây lại phải nhắc lại những mục tiêu quá cũ trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Cắt giảm đáng kể phần chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp, đồng thời cắt giảm tối đa các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định của pháp luật kinh doanh; xây dựng một môi trường kinh doanh ổn định với chi phí thấp, dễ tiên liệu và khuyến khích gia nhập thị trường, đầu tư và cạnh tranh”. Mục tiêu cắt giảm các điều kiện kinh doanh tới 50% đương nhiên lại là một điệp khúc được đưa ra như thường lệ. Đáng chú ý hơn, doanh nghiệp sẽ vẫn còn đứng ngồi chưa yên khi mà việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh và đơn giản hóa chúng cùng những thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn một “cuộc chiến” của các nhà quản lý.
Một trong những điều quan trọng cần được xem xét nữa, đó là nội hàm của cụm từ “điều kiện kinh doanh” chưa thực sự được làm sáng tỏ để hình thành nên cơ sở đánh giá, xem xét hệ thống quy định pháp luật về các ngành nghề kinh doanh có điều kiên. Sự mập mờ giữa khái niệm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện kinh doanh vẫn còn đáng để bàn bạc.
Và như vậy, cuộc chiến về cắt giảm điều kiện kinh doanh đương nhiên vẫn sẽ còn kéo dài chưa có hồi kết.