Search
Close this search box.

Đề xuất hàng loạt giải pháp “cứu” doanh nghiệp khỏi mùa Covid-19 đợt 2

Tổng hợp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19
Tổng hợp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19

Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các kiến nghị chính sách (giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mùa Covid đợt 2) gửi Thủ tướng; vừa để “cứu” doanh nghiệp kịp thời vừa kích cầu tiêu dùng, để nền kinh tế không bị đứt gãy, tê liệt,… bởi những tác động mà dịch Covid-19 lần thứ 2 gây ra.

Đối với gói hỗ trợ cho doanh nghiệp sắp tới, Ban IV đề xuất, cần hướng tới việc củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp, quá trình thực hiện chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp làm ưu tiên hàng đầu.

Cụ thể một số giải pháp Ban IV đề xuất với Chính phủ như sau:

  • Giảm 30% thuế Thu nhập doanh nghiệp: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả các doanh nghiệp trong năm 2020, thay vì chỉ áp dụng với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng;
  • Giảm tối thiểu 50% các khoản đóng Bảo hiểm: giảm tối thiểu 50% các khoản BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2020 thậm chí kéo dài sang năm 2021; 
  • Hoãn thời gian đóng Bảo hiểm: hoãn thời gian đóng các khoản bảo hiểm so với các quy định hiện hành (do đây là khoản chi phí khá lớn trong doanh nghiệp lẫn người lao động, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19);
  • Miễn đóng chi phí Công đoàn trong cả năm 2020 – 2021: Chính phủ giao Bộ KH&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đánh giá tính cấp thiết và ý nghĩa của việc miễn đóng kinh phí công đoàn trong cả năm 2020 đến năm 2021 thay vì chỉ hoãn đóng một số tháng…;
  • Giảm thuế suất thuế VAT xuống còn 5%: Chính phủ trình Quốc hội giảm mức thuế suất thuế VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch;
  • Ngân hàng nên hỗ trợ sâu các ưu đãi:

Ngân hàng mở rộng hình thức vay tín chấp, tiếp tục ưu đãi lãi suất với các khoản vay đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ… 

Doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp logistics (một phần của quản trị chuỗi cung ứng) mong muốn được áp dụng mức giá điện như ngành sản xuất thay vì giá điện dịch vụ như hiện nay trong điều kiện ngành điện chưa ban hành khung giá điện mới, hỗ trợ doanh nghiệp chống chọi vượt qua đại dịch COVID-19.

  • Giảm tiền ký quỹ: đề xuất giảm tiền ký quỹ của các doanh nghiệp du lịch vì đây là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19.
  • Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài: Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, triển khai các biện pháp quyết liệt thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tận dụng tốt hơn các cơ hội từ dòng vốn này.

Ban IV nhấn mạnh thêm, các quyết sách và cơ chế thực thi chính sách tháo gỡ khó khăn cần phải nhanh, minh bạch, thuận tiện, chú trọng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tránh các thủ tục rườm rà, bất hợp lý như gói hỗ trợ đợt 1 để tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mùa Covid

Theo báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 lần thứ 2 đối với doanh nghiệp do Ban Ban IV vừa công bố, tác động của sự bùng phát dịch bệnh lần này đối với doanh nghiệp đặc biệt lớn. Những con số đáng báo động: 

  • 20% doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động
  • 76% doanh nghiệp cho biết hiện không cân đối được thu chi
  • 2% doanh nghiệp đã giải thể
  • Chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay và 6 tháng tới là không có khách hàng, đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ,… trong khi phải đảm bảo tiền trả lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn, tiền điện nước, nhiên liệu đầu vào,….

Theo tính toán của Ban IV, tỷ lệ doanh nghiệp “biến mất” (không đăng ký thay đổi địa chỉ hay tạm ngừng hoạt động nhưng cơ quan thuế không liên lạc được) là 4%, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này có thể là một dự báo cho thấy số lượng doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong các tháng tiếp theo sẽ tăng mạnh bởi đợt bùng phát dịch lần 2 diễn ra ở thời điểm cận cuối tháng 7, đầu tháng 8.

Đồng thời, nếu số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh này không cơ cấu lại được hoạt động sản xuất, kinh doanh và bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài thì dự báo số doanh nghiệp chờ giải thể có thể tăng cao tương ứng vào các tháng cuối năm và đầu năm tới.