Nếu bạn đang ở vị trí giữa của tổ chức, bạn sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức: sự căng thẳng, chán nản, áp lực phải đội nhiều “chiếc mũ”, phải giải quyết hàng loạt những ưu tiên,… Song những thách thức đó cũng chính là cơ hội để bạn rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo theo mọi hướng: lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo cấp dưới, lãnh đạo đồng cấp để trở thành nhà lãnh đạo 360 độ.
Dưới đây là 7 thách thức phổ biến nhất mà các lãnh đạo cấp trung thường phải đương đầu.
1: Sự căng thẳng
Thử thách này đến từ việc bạn bị mắc kẹt ở giữa. Nếu chỉ đơn thuần nhận ra lãnh đạo từ vị trí giữa đầy căng thẳng là chưa đủ, bạn cần phải biết làm sao để giảm bớt sự căng thẳng đó. Đây là 5 lời khuyên dành cho bạn:
1. Cảm thấy thoải mái với vị trí giữa: Vị trí giữa có thể là một vị trí tuyệt vời – miễn là bạn tin tưởng vào tầm nhìn và lãnh đạo của bạn.
2. Biết rằng bạn phải làm gì và không nên làm gì: Sẽ không có gì là căng thẳng khi bạn biết rõ trách nhiệm của mình.
3. Nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
4. Không bao giờ vượt quá giới hạn của mình và hủy hoại niềm tin của cấp trên vào bạn.
5. Tìm những cách thư giãn phù hợp.
2: Sự chán nản
Thử thách này đến từ người lãnh đạo không hiệu quả của bạn.
Công việc của bạn không phải là sửa lỗi cho lãnh đạo mà là gia tăng giá trị cho họ. Điều này không đúng chỉ khi lãnh đạo cấp trên của bạn vô đạo đức hoặc phạm pháp. Nếu lãnh đạo không thay đổi, bạn nên thay đổi thái độ hoặc nơi làm việc.
Khi bạn thấy mình đang làm việc cho một lãnh đạo kém hiệu quả, nên làm như sau:
1. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với lãnh đạo của bạn, tìm ra những sở thích chung và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
2. Tìm ra những điểm mạnh của lãnh đạo.
3. Cam kết sẽ mang lại giá trị cho lãnh đạo.
3: Thử thách nhiều mũ
Lãnh đạo cấp trung cần phải thực hiện nhiều công việc và có tri thức vượt ra ngoài kinh nghiệm cá nhân họ. Với thời gian và nguồn lực có hạn, họ phải giải quyết hàng loạt những ưu tiên.
Mỗi vai trò hay “chiếc mũ” mà bạn đảm nhận đều có những mục tiêu và trách nhiệm riêng. Khi bạn đổi chiếc mũ, hãy nhớ rằng hoàn cảnh đã thay đổi. Mục tiêu thường xác định vai trò và phương pháp thích ứng. Đừng lẫn lộn sử dụng chiếc mũ này để hoàn thành công việc khác, chỉ đổi mũ chứ đừng thay đổi tính cách của bạn và cũng đừng bỏ bê bất kỳ chiếc mũ nào mà bạn có trách nhiệm phải đội.
4: Cái tôi
Mọi người đểu muốn được thể hiện và lãnh đạo cũng vậy. Thực tế là những lãnh đạo cấp trung của tổ chức thường bị bỏ quên, họ không đạt được sự tín nhiệm mà họ xứng đáng có được – điều đó tác động đến cái tôi của họ. Thử thách đặt ra là làm sao trở thành một người trong đội và hài lòng khi đóng góp cho đội. Đây là phương pháp để vượt qua thách thức cái tôi:
1. Tập trung vào trách nhiệm của bạn hơn là giấc mơ cá nhân.
2. Đánh giá cao chức vị của mình.
3. Hài lòng khi biết lý do thực sự cho thành công của một dự án.
4. Đón nhận sự khen ngợi từ các lãnh đạo cấp trung khác.
5. Hiểu sự khác biệt giữa thúc đẩy vì động cơ cá nhân và thúc đẩy không vì động cơ cá nhân.
5: Sự thỏa mãn
Thái độ đúng đắn là thiết yếu đối với sự hài lòng khi bạn đứng ở vị trí giữa. Thực tế, vai trò lãnh đạo nằm ở cách nghĩ hơn là chức vị. Với thái độ và kỹ năng đúng đắn, bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức. Sau đây là 5 cách để bạn tự hình thành thái độ đúng đắn:
1. Phát triển quan hệ tốt đẹp với những người quan trọng.
2. Làm cho cả đội cùng chiến thắng.
3. Không ngừng giao tiếp.
4. Học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành.
5. Đặt cả đội lên trên thành tích cá nhân.
6: Thử thách tầm nhìn
Bảo vệ tầm nhìn khó hơn khi bạn không phải là người tạo ra nó. Chìa khóa để vượt qua thách thức tầm nhìn là: bạn càng đầu tư vào tầm nhìn, nó càng trở thành “của bạn” nhiều hơn. Mặc dù bạn thích thú với tầm nhìn của riêng mình hơn so với của người khác, hãy tạo ra cơ hội đảm bảo rằng giấc mơ của bạn sẽ thành hiện thực khi bạn hoàn thành giấc mơ của người khác.
7: Thử thách tầm ảnh hưởng
Lãnh đạo người khác ngoài tầm chức vị của bạn không dễ.
Vai trò lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Nếu bạn không có tầm ảnh hưởng, không có chức vị thì chẳng ai đi theo bạn cả. Và càng ngoài phạm vi chức vị của bạn bao nhiêu, bạn càng ít có khả năng lãnh đạo người khác bấy nhiêu. Đó là lý do tại sao “nhà lãnh đạo 360 độ” muốn thay đổi suy nghĩ của bạn từ “tôi muốn một chức vị mà khiến mọi người đi theo tôi” thành “tôi muốn trở thành một người mà mọi người muốn đi theo tôi”.
Nếu lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân, mọi người sẽ phản ứng tốt với họ. Càng quan tâm sâu sắc bao nhiêu, tâm ảnh hưởng của họ càng lớn và lâu dài bấy nhiêu.
Theo “Nhà lãnh đạo 360 độ”
Lưu