Mục lục

Doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội cần lưu ý gì ?

Thời gian đọc: 4 min

Cập nhật: 28/02/2025

Tham gia BHXH bắt buộc là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi bắt đầu sử dụng lao động. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được nhũng công việc liên quan đến trách nhiệm này, nhất là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.  Có 05 điểm cần lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia BHXH bắt buộc như sau:

1. Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH
Hiện nay có những nhóm đối tượng mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đó là:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 đến dưới 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
– Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương
– Người lao động là người nước ngoài (phải có giấy phép lao động, chưng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp)

Tất cả các đối tượng nói trên đều phải tham gia BHXH bắt buộc (theo Điều 2 Luật BHXH 2014) do đó NSDLĐ có trách nhiệm phải tham gia BHXH cho những lao động này

2. Khi nào doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, NSDLĐ phải nộp hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động (theo Quyết định 772/QĐ-BHXH).

3. Phải đóng đầy đủ và đúng hạn
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH , mức đóng BHXH bắt buộc của doanh nghiệp và NLĐ được quy định như sau:

Mức đóng hàng tháng=Mức lương tháng đóng bảo hiểmxTỷ lệ trích đóng BHXH

Trong đó:
– Tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc như sau:

Về thời hạn đóng:
– Doanh nghiệp được lựa chọn đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước
+ Nếu đóng hàng tháng: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng
+ Nếu đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ đóng (áp dụng đối với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể… trả lương theo sản phẩm hoặc khoán)

4. Kịp thời điều chỉnh khi có sự thay đổi
Đối với các trường hợp phát tang/ giảm lao động, đổi tên doanh nghiệp, đại điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp, thay đổi mức lương tháng đóng BHXH của NLĐ….thì doanh nghiệp đều phải làm thủ tục điều chỉnh với cơ quan BHXH kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như chính doanh nghiệp mình.

5. NLĐ làm việc ở nhiều nơi
Theo Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho NLĐ của doanh nghiệp như sau:

– Đối với BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: nếu doanh nghiệp là người sử dụng lao động đầu tiên mà người lao động giao kết thì phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

– Đối với bảo hiểm y tế: nếu hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động có mức lương cao nhất thì doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động.

Doanh nghiệp là một trong những người sử dụng còn lại (thứ 2, 3…)thì phải trả cùng lúc với lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của mình.

Xem toàn văn

– Nghị định số 44/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động

Quyết định số 595/QĐ-BHXH, ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

Quyết định số 772/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.

Tag #
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Dịch vụ Tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Giúp việc quản lý tiền lương và tuân thủ bảo hiểm xã hội của bạn trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các chuyên gia lao động và tiền lương giàu kinh nghiệm của chúng tôi
  • Tư vấn xây dựng hệ thống lương
  • Tính lương theo quy định
  • Xử lý BHXH, BHYT, BHTN
  • Báo cáo thuể thu nhập cá nhân
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động
Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thống tiền lương doanh nghiệp
Các chuyên gia lao động và tiền lương giàu kinh nghiệm của chúng tôi giúp bạn xây dựng Hệ thống tiền lương Rõ ràng, Nhất quán và Tương thích với các quy định pháp luật liên quan
  • Phân tích cơ cấu lương hiện tại
  • Thiết kế hệ thống lương 3P
  • Đào tạo và triển khai
  • Theo dõi và điều chỉnh
Dịch vụ Tuyển dụng Nhân sự Tài chính Kế toán
Giúp bạn đạt được mục tiêu tuyển dụng Đúng người – Đúng việc – Đúng thời điểm với thỏa thuận lương hợp lý nhất cho bạn và người lao động
  • Chuẩn hóa Bảng Mô Tả Công Việc (JD)
  • Tìm kiếm và sàng lọc ứng viên
  • Đánh giá năng lực chuyên môn
  • Phỏng vấn chuyên sâu
  • Hỗ trợ sau tuyển dụng
Doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội cần lưu ý gì ?
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.