Search
Close this search box.

Hướng dẫn cách xây dựng thang lương, bảng lương từ ngày 01/07/2022

Mục lục

Ngày 12/06/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP với nhiều sự thay đổi đáng chú ý liên quan đến tiền lương tối thiểu vùng, theo đó cũng có sự điều chỉnh về tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động, do đó doanh nghiệp cần phải xây dựng và ban hành lại hệ thống thang, bảng lương cho phù hợp với sự thay đổi này. 

Trong bài viết này, Expertis sẽ hướng dẫn cách xây dựng thang, bảng lương mới nhất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Quy định về tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP với mức cụ thể như sau:

Cách xây dựng thang lương, bảng lương từ ngày 01/07/2022

Tăng tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng dẫn đến có sự điều chỉnh về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu. Theo đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng, cập nhật lại thang, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật lao động và các văn bản quy định có liên quan.

Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định:

  1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
  2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.”

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ – BHXH như sau:

  • Đối với lao động đang làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Đối với lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (ngay cả khi doanh nghiệp tự đào tạo): Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Cách ghi Bậc 1 cụ thể như sau:

  • Mức lương tham gia BHXH tối thiểu trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường là: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, mức lương thấp nhất để ghi vào Bậc 1 đối với nhân viên làm công việc đơn giản (Nhân viên tạp vụ, vệ sinh) là 4.680.000 đồng/tháng đối với Vùng I; 4.160.000 đồng/tháng đối với vùng II; 3.640.000 đồng/tháng đối với vùng III, 3.250.000 đồng/tháng đối với vùng IV.

  • Mức lương tham gia BHXH tối thiểu phải trả cho người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề là: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, đối với lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề mức lương thấp nhất để ghi vào Bậc 1 như sau:

Vùng

Mức lương thấp nhất của người lao động qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

= 4.680.000 +(4.680.000 x 7%) = 5.007.600 đồng/tháng

Vùng II= 4.160.000 + (4.160.000 x 7%) = 4.451.200 đồng/tháng
Vùng III= 3.640.000 + (3.640.000 x 7%) = 3.894.800 đồng/tháng
Vùng IV= 3.250.000 + (3.250.000 x 7%) = 3.477.500 đồng/tháng

Cách ghi các Bậc sau (Từ Bậc 2 trở đi)

Ngày 14/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thay thế Nghị định 49/2013/NĐ-CP đã không còn quy định về khoảng cách giữa các bậc lương mà doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương và phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc.

Như vậy, khi xây dựng các bậc từ Bậc 2 trở đi, doanh nghiệp có thể áp dụng theo quy định cũ tại Nghị định 49, khoảng cách giữa các bậc chênh lệch ít nhất bằng 5% hoặc doanh nghiệp tự xây dựng khoảng cách chênh lệch giữa các bậc tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của công việc, chức danh đòi hỏi. Số bậc thường là từ 5-7 bậc.

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương mới nhất

  1. Hệ thống thang bảng lương
  2. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  3. Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện tập thể người lao động (đối với doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động)
  4. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng
  5. Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp

Một điểm đáng chú ý trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP là doanh nghiệp không còn phải nộp thang bảng lương cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội mà chỉ cần xây dựng rồi lưu tại doanh nghiệp để khi nào cơ quan nhà nước yêu cầu thì giải trình.

Tham khảo dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống tiền lương của chúng tôi!

Cập nhật: 04/07/2024