Tham gia BHXH bắt buộc là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi bắt đầu sử dụng lao động. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được nhũng công việc liên quan đến trách nhiệm này, nhất là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Có 05 điểm cần lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia BHXH bắt buộc như sau:
1. Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH
Hiện nay có những nhóm đối tượng mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đó là:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 đến dưới 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
– Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương
– Người lao động là người nước ngoài (phải có giấy phép lao động, chưng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp)
Tất cả các đối tượng nói trên đều phải tham gia BHXH bắt buộc (theo Điều 2 Luật BHXH 2014) do đó NSDLĐ có trách nhiệm phải tham gia BHXH cho những lao động này
2. Khi nào doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, NSDLĐ phải nộp hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động (theo Quyết định 772/QĐ-BHXH).
3. Phải đóng đầy đủ và đúng hạn
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH , mức đóng BHXH bắt buộc của doanh nghiệp và NLĐ được quy định như sau:
Mức đóng hàng tháng | = | Mức lương tháng đóng bảo hiểm | x | Tỷ lệ trích đóng BHXH |
Trong đó:
– Tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc như sau:
Về thời hạn đóng:
– Doanh nghiệp được lựa chọn đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước
+ Nếu đóng hàng tháng: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng
+ Nếu đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ đóng (áp dụng đối với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể… trả lương theo sản phẩm hoặc khoán)
4. Kịp thời điều chỉnh khi có sự thay đổi
Đối với các trường hợp phát tang/ giảm lao động, đổi tên doanh nghiệp, đại điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp, thay đổi mức lương tháng đóng BHXH của NLĐ….thì doanh nghiệp đều phải làm thủ tục điều chỉnh với cơ quan BHXH kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như chính doanh nghiệp mình.
5. NLĐ làm việc ở nhiều nơi
Theo Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho NLĐ của doanh nghiệp như sau:
– Đối với BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: nếu doanh nghiệp là người sử dụng lao động đầu tiên mà người lao động giao kết thì phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
– Đối với bảo hiểm y tế: nếu hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động có mức lương cao nhất thì doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động.
Doanh nghiệp là một trong những người sử dụng còn lại (thứ 2, 3…)thì phải trả cùng lúc với lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của mình.
Xem toàn văn