Kiểm toán tuân thủ đã rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới và được dùng ở nhiều lĩnh vực, nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh giá mức độ một doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc và quy định, tiêu chuẩn, thậm chí cả các quy định nội bộ của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, kiểm toán tuân thủ cũng xem xét, đánh giá tính hữu hiệu của các kiểm soát nội bộ hiện có của doanh nghiệp. Đó là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp phải kiểm toán tuân thủ.
Kiểm toán tuân thủ là gì? #
Kiểm toán tuân thủ là một loạt các kiểm tra được thực hiện để đảm bảo rằng công ty của bạn đang đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về luật, chuẩn mực, chế độ, chính sách,…áp dụng cho doanh nghiệp của bạn.
Nói cách khác, đó là một cách để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang thực hiện công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn pháp luật bắt buộc cơ bản. Việc kiểm tra được thực hiện bởi một bên ngoài doanh nghiệp, độc lập, không thiên vị để đảm bảo tính khách quan và công bằng.
Kiểm toán tuân thủ đánh giá mức độ một doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc và quy định, tiêu chuẩn, thậm chí cả các quy định nội bộ. Ngoài ra, kiểm toán tuân thủ cũng xem xét, đánh giá tính hữu hiệu của các kiểm soát nội bộ hiện có của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp cần kiểm toán tuân thủ? #
Kiểm toán tuân thủ có thể giúp một công ty xác định những điểm yếu trong các quy trình tuân thủ quy định và qua đó đưa ra các giải pháp để cải tiến. Các tư vấn đưa ra sau khi thực hiện kiểm toán tuân thủ có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đồng thời tránh các rắc rối pháp lý tiềm ẩn hoặc các khoản tiền phạt do không tuân thủ.
Kiểm toán tuân thủ rất quan trọng với doanh nghiệp vì:
- Giúp kiểm tra việc thực hiện tuân thủ các quy định áp dụng tại doanh nghiệp. Việc tuân thủ đúng các quy định chính là cách bảo vệ nhân viên cũng như chính doanh nghiệp khỏi các rủi ropháp lý và hình phạt do không tuân thủ, điều này cũng khiến nhân viên của bạn chắc chắn rằng họ đang làm việc trong một môi trường an toàn.
- Một môi trường làm việc tốt, mang lại sự an tâm cho người lao động lẫn sự hài lòng về chất lượng làm việc cho chủ doanh nghiệp, phải bao gồm việc có hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành tốt. Kiểm toán tuân thủ giúp xác định các vấn đề của kiểm toán nội bộ, có hay không sự tồn tại của hệ thống, có hay không sự hiệu quả của hệ thống và biện pháp khắc phục.
- Việc không tuân thủ có thể gây ra thiệt hại cho danh tiếng của công ty, điều mà không công ty nào mong muốn.Vì các nhà đầu tư, đối tác muốn làm việc, hợp tác với một công ty trung thực, uy tín và điều hành doanh nghiệp một cách có đạo đức.
Bởi nếu không, chính những điều không hay phát sinh từ doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng ngược lại đến uy tín của nhà đầu tư.
Kiểm toán việc tuân thủ từ các quy định về tài chính kế toán, tuân thủ pháp luật về thuế đến tuân thủ quy trình làm việc, tuân thủ quy định công ty…giúp doanh nghiệp có được niềm tin vào nội lực của mình, qua đó, tạo dựng vị thế thông qua việc minh bạch số liệu tài chính kế toán, chất lượng dịch vụ và truyền thông.
- Thông qua các tư vấn từ kiểm toán tuân thủ có thể giúp giải quyết, hàn gắn các vấn đề bất ổn đang tồn tại trước đótại doanh nghiệp và làm cho mối quan hệ của doanh nghiệp với công chúng, với cơ quan Nhà nướctrở nên tốt hơn. Qua đó, tạo niềm tin ở công chúng, người tiêu dùng về tình hình công ty đang hoạt động tốt và đáng tin cậy, làm cầu nối để an tâm hợp tác, giao dịchcũng như không có bất kỳ sự phân biệt hay giới hạn nào từ các cơ quan Nhà Nước .
Chuẩn bị cho con đường phát triển của doanh nghiệp #
Không ít doanh nghiệp trên con đường phát triển của mình đã bị ngừng lại và loay hoay, mất nhiều thời gian vì vấn đề tuân thủ. Ngay từ khi bắt đầu, việc coi nhẹ vai trò của tuân thủ mà chỉ chú trọng đến việc phát triển nhanh chóng, mở rộng quy mô, đã đưa doanh nghiệp đối mặt với nhiều lỗ hổng từ kiểm soát và không để ý đến các quy định.
Khi các lỗ hổng này đủ lớn và thể hiện ra ngoài, như cách quản lý công việc không hiệu quả, cồng kềnh, số liệu trên báo cáo tài chính không kịp thời, không chứng minh được năng lực với nhà đầu tư…doanh nghiệp mới bắt đầu tìm hiểu lại và tìm giải pháp khắc phục. Việc này đôi khi làm mất cơ hội đầu tư, mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường, cũng như khó khăn khi phải đưa ra các quyết định cấp bách. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đối mặt với những rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ như rủi ro về thuế, rủi ro về công bố thông tin, rủi ro về quản lý,…
Từ việc tuân thủ các quy định về thuế, về chế độ, về chuẩn mực…đến việc tuân thủ các quy định của ngành, của nội bộ ngay từ đầu đã đưa doanh nghiệp đi đúng theo các khuôn khổ, các định hướng kinh doanh cả trong và ngoài doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp luôn trong trạng thái tốt nhất, trạng thái sẵn sàng khi đứng trước mọi thách thức cũng như cơ hội. Kiểm toán tuân thủ là trợ thủ giúp thể hiện vai trò và chứng minh tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp trong vận hành, quản lý công ty.
Kiểm tra tuân thủ rất quan trọng bởi vì nếu doanh nghiệp bạn không đáp ứng ít nhất là các tiêu chuẩn cơ bản, bạn sẽ khiến doanh nghiệp của mình và tất cả khách hàng của doanh nghiệp gặp phải các vấn đề lớn. Để có thể hiểu rõ hơn sao phải kiểm toán tuân thủ cũng như trao đổi về các vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Bộ phận tư vấn của EXPERTIS để được giải đáp.