Người ta vẫn hay nói “sai một li, đi một dặm” cho nên chỉ cần một lỗi nhỏ trong suốt quá trình, có thể dẫn đến những sai sót khó có thể khắc phục. Đối với người làm người kế toán thì bất kỳ sai sót nào đúng là gây ảnh hưởng có thể không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Vì lẽ đó, người làm kế toán vô cùng tỉ mỉ, thận trọng và tập trung hết năng suất vào công việc đang thực hiện. Kiểm toán nội bộ giúp giải quyết tất các vấn đề nêu trên.
Áp lực trong nghề kế toán #
Kế toán là công việc đòi hỏi người theo nghề phải vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ, thậm chí một sai sót nhỏ liên quan đến chữ kí cũng khiến kế toán bị phạt tiền và rất nhiều tiền. Công việc này đòi hỏi cần phải suy nghĩ, làm việc trong môi trường đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, các bảng và doanh thu lớn về mặt thống kê.
Công việc nhìn bên ngoài có vẻ dễ nhưng thực chất đòi hỏi kế toán liên tục suy nghĩ, cẩn thận và chính xác từng chi tiết. Vì vậy với nhiều kế toán thường bị mắc các bênh stress, bệnh của dân văn phòng và đặc biệt là các bênh liên quan đến đau đầu và đau nửa đầu.
Kế toán thậm chí trở lên khó tính do tính chất công việc quá áp lực và cần nhiều đến sự cẩn thận, chi tiết nên bản thân đôi khi hay cáu gắt và mang những thứ từ công việc về nhà khiến đầu óc và thậm chí những người xung quanh kế toán cũng cảm thấy khó chịu.
Trách nhiệm của kế toán rất nặng nề, bởi vì công việc và vị trí bạn đang đảm nhận rất quan trọng với một tổ chức, doanh nghiệp, kế toán là người đảm bảo tốt cho toàn bộ những kế hoạch doanh thu và chi tiêu, là người lo về tình hình tài chính và ngân hàng của công ty, kế toán thuế, cơ quan… Chỉ cần một lỗ hổng nhỏ cũng có thể dẫn đến các khoản nợ đọng, người đầu tiền gánh chịu hậu quả từ những sai lầm là kế toán nhưng người tuyên dương đầu tiên lại chưa chắc đã phải là kế toán.
Làm thế nào vượt qua áp lực #
Thứ nhất, luôn học hỏi kế toán xung quanh bạn, học từ sách vở, báo đài, tivi, internet: Việc kế toán tìm kiếm thông tin và luôn có sự cầu tiến trong công việc, bạn sẽ nhận được sự yêu mến và sẽ tích lũy kiến thức cho mình. Việc tăng cường tìm hiểu kiến thức giúp kế toán ra thực tế dễ dàng làm việc và học hỏi.
Thứ hai, để vượt qua áp lực, kế toán phải luôn tự tin. Sau đó, thực hành từ những điều đơn giản đến phức tạp, lặp đi lặp lại những điều cơ bản đến phức tạp ấy, luôn nắm vững nghiệp vụ và luôn trau dồi kiến thức về chuyên môn. Nghề kế toán cần rất nhiều kinh nghiệm, người làm nghề những năm đầu tiên thường khá vất vả trong việc tìm kiếm cơ hội, tuy nhiên, khi kế toán kiên trì thời gian đầu sẽ qua đi và cơ hội của kế toán sẽ lớn dần lên theo số năm kinh nghiệm.
Thứ ba, việc vượt qua áp lực trong nghề kế toán được hay không dựa vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là lòng yêu nghề và bám trụ với nghề. Trước hết kế toán luôn phải hiểu bản thân mình có điểm mạnh gì, liệu sau quá trình làm việc nghề kế toán có phù hợp với người quảng giao, thích đi lại, thích khám phá và tính cách không cẩn thận, tỉ mỉ?.
Nhưng với sự thay đổi liên tục về mặt văn bản pháp lý, sự hội nhập toàn cầu bắt buộc áp dụng các chính sách kế toán mới, yêu cầu ngày càng cao của các chủ doanh nghiệp và đòi hỏi tính minh bạch thông tin từ các bên thứ ba, đã làm cho các giải pháp trên trở nên không giúp được nhiều nữa cho người làm nghề kế toán. Trước những áp lực đó, kiểm toán nội bộ trở thành cứu cánh cho nghề kế toán.
Kiểm toán nội bộ: cứu cánh cho người làm nghề kế toán #
Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Dựa trên mục tiêu đó, kiểm toán nội bộ giúp người làm kế toán rà soát, phát hiện, tư vấn khách quan các rủi ro, sai sót về mặt hệ thống, về tính tuân thủ. Trở thành người đồng hành giúp giải tỏa một cách hiệu quả tất cả các áp lực của kế toán.
Kế toán có thể tin tưởng thực hiện công việc mình làm, tin tưởng và số liệu cũng như các thông tin tài chính được trình bày trong báo cáo tài chính sau khi đã được kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát. Nhanh chóng đưa ra các giải pháp, tư vấn phù hợp giúp kế toán có định hướng nhằm giải quyết cho vấn đề hiện hữu của mình đối mặt.
Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi ban kiểm soát do doanh nghiệp thành lập, hoặc sử dụng dịch vụ kiểm toán nội bộ được cung cấp bới các công ty kiểm toán. Dù ở dạng nào thì kiểm toán nội bộ ngoài việc trở thành “cứu cánh” cho người làm kế toán, còn giúp xây dựng hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp vận hành đúng mục tiêu, tuân thủ và hạn chế được các rủi ro không đánh có. Giúp chủ doanh nghiệp đạt các mục tiêu về xây dựng lòng tin của cổ đông, của bên thứ ba đối với công ty, linh hoạt hoá hoạt động, hiệu quả hoá chi phí và gia tăng lợi nhuận, duy trì sự phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy, việc nhanh chóng sử dụng kiểm toán nội bộ sẽ giúp đạt hiệu quả rõ rệt cho hoạt động kế toán nói riêng cũng như quản lý các mục tiêu khác nói chung của doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy quá trình tăng trưởng bền vững cũng như ổn định của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.