Cẩm nang | Hướng dẫn tuân thủ báo cáo đầu tư, báo cáo giám sát đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

| Cập nhật: 17/04/2025

Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định về Báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Bài viết sau đây hướng dẫn chi tiết về các vấn đề phải tuân thủ đối với báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Investment Report compliance
Thông tin

Các yêu cầu tuân thủ nào về báo cáo đầu tư mà doanh nghiệp FDI cần thực hiện

Báo cáo đầu tư là gì?

Báo cáo đầu tư là một hình thức thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nằm trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư.

Căn cứ pháp lý về báo cáo đầu tư

Báo cáo giám sát đầu tư là gì?

Báo cáo giám sát là văn bản báo cáo tổng hợp các hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Căn cứ pháp lý về báo cáo đầu tư

Áp dụng

Doanh nghiệp nào phải nộp Báo cáo đầu tư, Báo cáo giám sát đầu tư

Đối tượng phải nộp Báo cáo đầu tư

Đối tượng nộp báo cáo đầu tư là Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư. Qua đó có thể thấy, chỉ những tổ chức kinh tế có dự án đầu tư (có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cần thực hiện nộp báo cáo đầu tư. 

Đối tượng phải nộp Báo cáo giám sát đầu tư

Theo quy định pháp luật Việt Nam, đối với trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện dự án sử dụng các nguồn vốn khác có trách nhiệm thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với dự án đầu tư. Cụ thể, lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định.

Như vậy, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) phải nộp Báo cáo đầu tư và Báo cáo giám sát đầu tư

Thực hiện

Hướng dẫn thực hiện nộp báo cáo đầu tư

Hướng dẫn thực hiện nộp báo cáo đầu tư

Hình thức báo cáo: Các Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư gửi các báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Cơ quan nhận báo cáo: Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.

Loại báo cáo, kỳ hạn nộp:

  • Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo. Gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước. (Mẫu A.III.1)
  • Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo. Gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng (Mẫu A.III.2)

Bước 1: Đăng ký tạo tài khoản tại HỆ THỐNG THÔNG TIN QUỐC GIA VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Tải Phiếu đăng ký tạo tài khoản của DN có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tại đây, điền đủ thông tin và nộp tại nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), thông thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản và nộp báo cáo

Sau khi được cấp tài khoản, doanh nghiệp thực hiện đăng nhập và nộp báo cáo online thông qua tài khoản của doanh nghiệp.

Xem hướng dẫn thao tác và nộp báo cáo tại đây: 

Hướng dẫn thực hiện nộp báo cáo giám sát đầu tư

Cơ quan nhận báo cáo: Nhà đầu tư lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư.

Loại báo cáo, kỳ hạn nộp:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng: Gửi báo cáo 6 tháng: trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo; Mẫu số 13.
  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ cả năm: Gửi báo cáo hàng năm: trước ngày 10 tháng 02 năm sau; Mẫu số 17.

Trường hợp điều chỉnh dự án khi điều chỉnh IRC
Thực hiện nộp Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án: Biểu mẫu thực hiện: Mẫu số 15 Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);

Mức phạt

Xử lý vi phạm trong báo cáo đầu tư

Hành vi vi phạm trong báo cáo đầu tư

  • Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo.
  • Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hành vi vi phạm trong báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

  • Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung.
  • Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ;
Tag #

Thời gian đọc: 5 min

Mục lục

Gặp chuyên gia​ ngay

Expertis sẽ giúp bạn hiểu đúng vấn đề trước khi quyết định giải pháp.

Bạn cần Giải pháp

Expertis sẵn sàng đồng hành giúp bạn hiểu đúng, làm đúng.

Tự do khám phá

Trải nghiệm theo cách của bạn ! Truy cập kho kiến thức.
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.