Kho nội dung hữu ích
Kiến thức Quản lý doanh nghiệp

Cơ quan thuế và cuộc chiến chống trục lợi tiền thuế giá trị gia tăng (VAT)

| Cập nhật: 24/08/2023

Gian lận thuế giá trị gia tăng (GTGT) – VAT sẽ tạo ra sự bất công giữa các doanh nghiệp (DN), sự méo mó môi trường kinh doanh, gây tổn thất cho ngân sách. Hiện nay, để quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, Cơ quan Thuế đã và đang tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh thanh tra, kiểm soát.

Gian lận thuế giá trị gia tăng - bất bình đẳng môi trường kinh doanh

Nhiều cá nhân thành lập hàng loạt DN không có thật (sử dụng chứng minh nhân dân bị đánh cắp…) nhằm sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, thông qua đó nâng khống giá trị hàng hóa và các công ty này khai khống thuế giá trị gia tăng đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng; các chữ ký trên giấy tờ giao dịch (hợp đồng kinh tế, hóa đơn…) thậm chí chữ ký đăng ký tại các ngân hàng thương mại và các chứng từ thanh toán đều là chữ ký giả.

Đã có không ít DN lợi dụng sự thông thoáng, của pháp luật để thực hiện các hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp (hóa đơn không gắn với hàng hóa), với nhiều chiêu thức mới để qua mặt cơ quan thuế. Nhiều đối tượng lập DN “ma”, sử dụng thủ đoạn thuê các đối tượng kém hiểu biết, thậm chỉ cả người đang mắc bệnh hiểm nghèo làm đại diện pháp luật, thực hiện mua bán hóa đơn lòng vòng để bán cho các DN khác làm chứng từ hợp thức hóa đầu vào nhằm khấu trừ thuế, hoặc xin hoàn thuế.

Đặc biệt, nhiều cá nhân cho doanh nghiệp tạm ngừng nghỉ kinh doanh, thay đổi địa điểm kinh doanh, đổi tên doanh nghiệp, chuyển địa bàn hoạt động sang địa phương khác, thậm chí bỏ địa chỉ kinh doanh không đóng mã số thuế… Bên cạnh đó, không ít DN có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận thuế thông qua việc chuyển giá, liên tục khai lỗ để không phải nộp thuế và đã bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện truy thu, truy hoàn cho ngân sách Nhà Nước.

Việc hoàn thuế giá trị gia tăng là trả lại cho DN số tiền thuế đã ứng trước theo quy định của pháp luật thuế. Có thể thấy, với số tiền thuế VAT được hoàn nhanh, nhiều DN quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh đang khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong thời gian qua, doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, tiền khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số thống kê cho thấy, hiện doanh nghiệp thường sử dụng một số cách thức như: khai tăng thuế giá  trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và giảm thuế VAT đầu ra phải nộp; điều chỉnh thuế VAT đầu vào và đầu ra không đúng quy định; xác định sai thuế suất đối với hàng hóa…

Điều đáng nói có cả DN FDI (có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) thường gian lận kê khai đầu vào bằng cách khai khống giá trị, có dấu hiệu vi phạm về chuyển giá. Hoặc có trường hợp các công ty con có công ty mẹ ở nước ngoài, công ty mẹ áp phí quản lý rất cao lên công ty con để từ đó rất nhiều công ty FDI khai lỗ nhằm không phải đóng thuế cho Chính phủ Việt Nam.

Tăng cường thanh kiểm tra thuế GTGT

Thời gian qua, để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm nêu trên, Tổng cục Thuế đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu như yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các công việc rà soát các DN kinh doanh hàng hóa có rủi ro cao. 

Trong đó, ngành Thuế khi thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoàn thuế giá trị gia tăng đều thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đối chiếu hồ sơ thực tế, bản chất các giao dịch và so sánh với các quy định của pháp luật về thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. 

Bên cạnh đó, khi đã có kết luận thanh tra, kiểm tra sau hoàn, cục thuế các tỉnh, thành phố tăng cường tập trung đôn đốc thu hồi hoàn tiền thuế VAT và xử lý vi phạm về thuế theo quy định.

Để quản lý, giám sát chặt chẽ nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, Cơ quan Thuế tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra. Trong đó, đặc biệt là các công ty khai lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất, mở thêm chi nhánh, địa điểm bán hàng, mở rộng xưởng sản xuất, thuê thêm người lao động…

Cơ quan thuế tiếp tục đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Hiện nay, toàn bộ hệ thống thuế đã được kết nối và một số DN đã thực hiện kết nối thông tin với cơ quan thuế và hải quan. Cơ quan quản lý thuế tăng cường mở rộng việc kết nối đến các đối tượng khác, tiến tới việc tạo cơ sở dữ liệu thuế cho toàn dân. Đặc biệt, việc triển khai và hiệu quả lộ trình mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP để tăng cường minh bạch hóa thông tin giao dịch kinh doanh của DN, góp phần giảm bớt tình trạng mua bán hóa đơn.

Doanh nghiệp cần làm gì để quản lý thuế giá trị gia tăng

Để tránh xảy ra tình trạng bị truy thu tiền thuế giá trị gia tăng cũng như phát sinh các khoản phạt từ việc thanh tra của Cơ quan thuế, doanh nghiệp cần lưu ý.

  • Tuân thủ các quy định về quản lý thuế và kịp thời cập nhật các văn bản có liên quan cũng như hiểu biết về các kế hoạch quản lý, giám sát của Cơ quan Thuế.
  • Minh bạch thông tin quản lý trên hệ thống kế toán tài chính và thực hiện các quy định của Cơ quan Thuế về đổi mới thông tin trong quản lý thuế;
  • Các hồ sơ về thuế giá trị gia tăng cần lưu trữ đầy đủ và thực hiện đối chiếu đúng thực tế, bản chất các giao dịch phát sinh và so sánh với các quy định của pháp luật về thuế để kịp thời điều chỉnh theo quy định hiện hành.
  • Thực hiện rà soát kỹ lưỡng hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp, đảm bảo đúng theo quy định về thuế suất, về xuất hóa đơn, về nội dung trên hóa đơn…;
  • Lưu trữ đầy đủ các hồ sơ liên quan đến thuế GTGT đầu ra, đặc biệt các hồ sơ liên quan đến xuất khẩu nếu thực hiện hoàn thuế GTGT;

Nếu quý doanh nghiệp có các vấn đề cần hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ ngay với Bộ phận Tư vấn của chúng tôi để được kịp thời giải đáp.

Tag #

Thời gian đọc: 7 min

Mục lục

Gặp chuyên gia​ ngay

Giúp bạn hiểu đúng vấn đề trước khi quyết định giải pháp.

Bạn cần Giải pháp

Chúng tôi sẵn sàng đồng hành giúp bạn hiểu đúng, làm đúng.

Tự do khám phá

Trải nghiệm theo cách của bạn ! Truy cập kho kiến thức.
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.