Dịch vụ phần mềm đúng quy định pháp luật không chịu thuế GTGT
Dịch vụ liên quan đến phần mềm (cũng gọi là dịch vụ phần mềm về mặt từ ngữ) những không phù hợp quy định chịu thuế GTGT 10%
Dịch vụ phần mềm xuất khẩu có thuế GTGT 0%
Dịch vụ phần mềm là dịch vụ gì? #
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:
+ Tại Khoản 10 Điều 3 về giải thích từ ngữ:
“10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.
+ Tại Khoản 3 Điều 9 quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:
“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
c) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác”.
Quy định về thuế áp dụng cho dịch vụ phần mềm như thế nào? #
Quy định về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phần mềm #
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014):
+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:
“…
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.
+ Tại Khoản 1 Điều 9 qui định thuế suất 0%:
“Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này
…
b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
…”
+ Tại Khoản 2b Điều 9 qui định điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
“Đối với dịch vụ xuất khẩu:
– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
…”
+ Tại Điều 11 quy định:
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
…”.
Áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phần mềm #
Không chịu thuế GTGT:
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Thuế suất thuế GTGT 10%:
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/ND-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu thuế suất thuế GTGT 0%:
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn phần mềm cho công ty ở nước ngoài và tiêu dùng ngoài Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2.b Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
FAQ - Câu hỏi thường gặp - Trường hợp đặc biệt #
Cho thuê phần mềm có chịu thuế GTGT không ?
Cho thuê phần mềm là cho thuê bản quyền phần mềm máy tính không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định, do đó hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.
Tham khảo công văn 10684/CT-TTHT
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10684/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC
(Đ/c: Tầng 17, CMC Tower, 11 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội – MST: 0100244112)
Trả lời công văn số 33/CV-CMC ngày 08/3/2018 của Công ty cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
– Căn cứ Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:
+ Tại Điều 3 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
…
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
…’
+ Tại Điều 9 quy định về các loại sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm như sau:
“2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ.
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.”
– Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/3/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:
+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế gồm:
“…
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất thuế GTGT 10% như sau:
“Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
…”
Căn cứ các quy định trên, do đơn vị không cung cấp hồ sơ cụ thể, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
– Trường hợp Công ty bán các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ nêu trên, nếu các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm là phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
– Trường hợp Công ty cho thuê bản quyền phần mềm máy tính không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.
Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp còn vướng mắc đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 4 – Cục Thuế TP Hà Nội để được giải đáp.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Công ty được biết để thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
Dịch vụ bảo trì phần mềm có chịu thuế GTGT?
Câu hỏi:
(Chinhphu.vn) – Công ty ông Đồng Văn Hoan (Hà Nội) có 100% vốn nhà nước, thực hiện đấu thầu cạnh tranh qua mạng gói thầu dịch vụ phi tư vấn dịch vụ bảo trì phần mềm. Khi chào thầu, nhà thầu đang để thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 10%, giá chào thầu nhỏ hơn dự toán gói thầu được phê duyệt.
Trả lời:
Tuy nhiên căn cứ các quy định của pháp luật thuế hiện hành, dịch vụ bảo trì phần mềm là đối tượng không chịu thuế GTGT. Tổ chuyên gia khi đánh giá có 2 ý kiến khác nhau như sau:
– Nhà thầu đáp ứng E-HSMT và được đề nghị mời vào thương thảo. Trong quá trình thương thảo, bên mời thầu thương thảo với nhà thầu về thực hiện tuân thủ quy định của pháp luật thuế hiện hành là GTGT 0%. Giá trúng thầu sẽ trừ đi phần thuế 10% GTGT;
– Yêu cầu nhà thầu làm rõ về thuế GTGT trong giá chào thầu; nếu nhà thầu xác nhận chào thuế 10% GTGT thì thực hiện điều chỉnh thuế GTGT từ 10% về 0% để tiếp tục đánh giá.
Ông Hoan hỏi, đánh giá như tổ chuyên gia trong 2 trường hợp trên là đúng hay sai?
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
ĐỌC THÊMDịch vụ đào tạo kỹ năng nghiệp vụ có chịu thuế GTGT?
Cách tính thuế GTGT dịch vụ tư vấn xây dựng
Bảo hiểm nhân thọ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:
+ Tại Khoản 10 Điều 3 về giải thích từ ngữ:
“10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.
+ Tại Khoản 3 Điều 9 quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:
“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
c) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác”.
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:
+ Tại Điều 4 hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“21… Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.
+ Tại Điều 9 hướng dẫn về thuế suất 0%.
+ Tại Điều 11 hướng dẫn về thuế suất 10%: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty của ông Hoan cung cấp các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/ND-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Đề nghị ông Hoan căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị ông cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.
Phần mềm do công ty sản xuất rồi cho thuê thì có bị chịu thuế không?
Cho thuê phần mềm do Công ty sản xuất hoặc mua ngoài không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.
Bài gốc: Phần mềm do công ty sản xuất rồi cho thuê thì có bị chịu thuế không?
Việc tuân thủ các quy định và thực hiện đúng quy trình không chỉ giúp bạn tránh rủi ro pháp lý mà còn góp phần vào sự minh bạch và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Thực hiện các điều trên là không dễ dàng với doanh nghiệp, giải pháp hữu hiệu là sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp: Hợp tác với chuyên gia tài chính kế toán và thuế để đảm bảo bạn thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật.
Xem chi tiết thông tin về dịch vụ của chúng tôi tại bài viết