Hộ kinh doanh và Đăng ký hộ kinh doanh

| Cập nhật: 11/09/2024

Bài viết hướng dẫn đầy đủ các vấn đề về hộ kinh doanh và trình tự thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Hiểu biết cần thiết khi thành lập Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể
HỘ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
1. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là từ ngữ chính thức quy định tại các văn bản pháp luật. Trong xã hội có các từ thường gặp để gọi hộ kinh doanh như Hộ kinh doanh cá thể, Hộ cá nhân kinh doanh.

Hộ kinh doanh được định nghĩa là cơ sở kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Trường hợp nào phải đăng ký thành lập Hộ kinh doanh

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Ai có quyền thành lập Hộ kinh doanh

1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Mỗi người được thành lập bao nhiêu Hộ kinh doanh

Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy địnhchỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

5. Đã thành lập Hộ kinh doanh thì không được tham gia loại hình doanh nghiệp nào?

Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Do vậy, đã thành lập Hộ kinh doanh vẫn có thể thành lập và đứng tên các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Được góp vốn, mua phần vốn góp trong công ty TNHH
  • Được góp vốn, mua cổ phần trong công ty cổ phần

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

6. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
  • Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nên thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh?

1. Ưu nhược điểm khi so sánh công ty và hộ kinh doanh

Đối với công ty

Đối với hộ kinh doanh

+ Khả năng huy động vốn khá cao bằng nhiều hình thức khác nhau đối với một số loại công ty như cty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

+ Có thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn.

+ Số lượng người lao động không bị giới hạn.

+ Khả năng cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn bởi có thương hiệu được xây dựng bởi chính uy tín và chất lượng sản phẩm. dịch vụ mình cung cấp. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong vốn điều lệ.

+ Việc quản lý tương đối phức tạp.

+ Việc thành lập, giải thể phức tạp hơn hộ kinh doanh.

+ Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ.

+ Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp.

+ Việc huy động vốn bị hạn chế

+ Chịu trách nhiệm vô hạn.

+ Không có tư cách pháp nhân.

+ Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá 10 người lao động điều này khiến quy mô kinh doanh, sản xuất luôn bị bó hẹp.

2. So sánh về thuế, hóa đơn, kế toán

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ mô tả tổng quan, quý khách cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc xem thêm giải thích ở phần câu hỏi thường gặp cuối bài.

Đối với công ty

Đối với hộ kinh doanh

Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp phức tạp hơn.

Áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh ít phức tạp hơn. Trường hợp đóng thuế khoán thì không cần thực hiện chế độ kế toán.

Xuất hóa đơn khấu trừ (Người mua là doanh nghiệp thường yêu cầu loại hóa đơn này để được khấu trừ thuế).

Xuất hóa đơn trực tiếp (Người mua là doanh nghiệp thường từ chối  vì không được khấu trừ thuế.

Đóng thuế riêng bao gồm GTGT khấu trừ hoặc một số ít trường hợp đóng theo phương pháp trực tiếp và TNDN cơ bản 20% x lợi nhuận

Đóng thuế gộp chung bao gồm thuế GTGT và TNCN theo 2 cách: Theo mức khoán (thì không phải thực hiện chế độ kế toán) hoặc Theo kê khai (Thì phải thực hiện chế độ kế toán)

Phải quyết toán thuế

Không phải quyết toán thuế
3. So sánh về việc tham gia BHXH

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ mô tả tổng quan, quý khách cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc xem thêm giải thích ở phần câu hỏi thường gặp cuối bài.

Đối với công ty

Đối với hộ kinh doanh

Phải tham gia BHXH và thực hiện các quy định về lao động tiền lương bài bản. Việc quản lý của nhà nước là chặt chẽ.

Phải tham gia BHXH và thực hiện các quy định về lao động tiền lương cơ bản. Việc quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo.

Thủ tục đăng ký thành lập Hộ kinh doanh

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH
1. Trình tự thực hiện thành lập hộ kinh doanh

– Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh thực hiện đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh (Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện).

– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Khi đăng ký thành công, Hộ kinh doanh được cấp theo mẫu sau: Phụ lục VI-1 Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

2. Cách thức thực hiện thành lập hộ kinh doanh

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Trực tiếp

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định

Nơi tiếp nhận hồ sơ thành lập hộ kinh doanh: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

3. Thành phần hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

(i) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Phụ lục III-1 (tải mẫu Phụ lục III-1 Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Bản chính: 1

(ii) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

 

Bản chính: 1

(iii) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

 

Bản sao: 1

(iv) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

 

Bản sao: 1

Hồ sơ về trụ sở của Hộ kinh doanh:

Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.

4. Đặt tên hộ kinh doanh như thế nào?

Việc đặt tên hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định như sau:

1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

5. Đăng ký ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Do đó không được đăng ký ngành nghề cấm kinh doanh. (Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư)

– Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư. Xem Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Hướng dẫn đăng ký ngành nghề chi tiết như sau:

1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

FAQ - Câu hỏi về Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh sau khi thành lập phải đăng ký thuế, được cấp mã số thuế và kê khai nộp thuế theo quy định.

Tra cứu mã số thuế đối với hộ kinh doanh là điều cần thiết để xem thông tin thuế của bạn đã được cập nhật online hay chưa. Các bước thực hiện quá trình tra cứu như sau:

Bước 1:

Truy cập link Tổng cục thuế: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2:

Nhập 1 trong 4 thông tin: 

  • Mã số thuế
  • Tên tổ chức cá nhân nộp thuế
  • Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh
  • Số chứng minh thư hay thẻ căn cước của người đại diện.

Lưu ý: Để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh chính xác, nên nhập những thông tin dễ chính xác (Ví dụ số CMND dễ chính xác hơn địa chỉ) hoặc nhập 2 trường thông tin trở lên.

tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh

Bước 3:

Nhập chính xác Mã xác nhận và bạn sẽ nhận được thông tin về đăng ký thuế đầy đủ của Hộ kinh doanh, bao gồm mã số thuế của Hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân.

Theo quy định của pháp luật của pháp luật về con dấu thì các hộ kinh doanh hiện nay sẽ không có con dấu pháp nhân (Con dấu tròn) như các hình thức doanh nghiệp khác.

Các hộ kinh doanh có thể sử dụng thay thế bằng con dấu vuông, con dấu chữ ký và chức danh, hay con dấu logo của hộ kinh doanh với mục đích để cung cấp thông tin cho đối tác và khách hàng.

Một số thông tin cho con dấu hộ kinh doanh mà bạn có thể khắc như logo, họ tên chủ hộ kinh doanh,… tuy nhiên có 3 thông tin cơ bản bao gồm.

  • Tên hộ đăng ký kinh doanh.
  • Mã số thuế của hộ kinh doanh được cấp.
  • Địa chỉ của hộ kinh doanh.
Mẫu con dấu hộ kinh doanh
Mẫu con dấu hộ kinh doanh

Trước đó, Thông tư 23/2014/TT-NHNN cho phép hộ kinh doanh được phép mở tài khoản tại ngân hàng; nhưng sau khi bị sửa đổi bởi Thông tư 32/2016/TT-NHNN; chỉ tổ chức là pháp nhân mới được mở TK thanh toán tại ngân hàng.

Tuy nhiên, theo Thông tư 02/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/3/2019); những tổ chức được thành lập; hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được mở tải khoản thanh toán; chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật

Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán

1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân; doanh nghiệp tư nhân; hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Thông tư trên; tổ chức được mở tài khoản thanh toán không còn giới hạn ở pháp nhân; mà vẫn gồm các loại hình tổ chức khác không phải là pháp nhân như quy định trước đây.

Nếu các tổ chức không có tư cách pháp nhân này không muốn tất cả các thành viên cùng phải tham gia giao dịch tài khoản nói riêng; giao dịch dân sự nói chung; thì có thể ủy quyền cho 1 người đại diện giao dịch.

Như vậy hộ kinh doanh được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế hiện hành thì chủ sử dụng lao động dù là doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã hay hộ kinh doanh cá thể đều phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế cho người lao động.

Có thể do số lượng doanh nghiệp hiện nay rất lớn, các cơ quan thanh tra kể trên đang tập trung doanh nghiệp, chưa thực sự quan tâm thanh tra, kiểm tra với hộ kinh doanh, nên nhiều người nghĩ rằng thành lập doanh nghiệp mới phải đóng bảo hiểm y tế, BHXH cho người lao động, còn hộ kinh doanh thì không phải thực hiện nghĩa vụ này, nên họ không muốn thành lập doanh nghiệp. 

Trước một số thông tin của báo chí về việc hộ kinh doanh không còn được vay vốn ngân hàng theo quy định mới của NHNN, đại diện Bộ Tư pháp khẳng định, chủ thể “hộ” đã bị xóa khỏi Bộ luật dân sự năm 2015, do đó, nếu ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng tín dụng với “hộ” thì hợp đồng này trở thành vô hiệu.

 NHNN vừa ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, đối tượng vay vốn chỉ có hai loại: thể nhân và cá nhân. Các đối tượng không phải là pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sẽ không còn đủ tư cách chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Trên thực tế, pháp luật các nước đều quy định chỉ có hai loại chủ thể có 2 loại chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Hộ gia đình, hộ kinh doanh hay tổ hợp tác là chủ thể ảo, thực chất là 1 hoặc một nhóm cá nhân, vì vậy bị xoá bỏ khỏi Bộ luật dân sự năm 2015.

Việc bỏ chủ thể vay vốn hộ gia đình (hay hộ kinh doanh cũng ) chỉ là thay đổi cái vỏ hình thức là tên gọi, còn trong ruột bản chất thì vẫn cơ bản như cũ.

Khác là, từ năm 2017 trở đi, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ giao dịch với tư cách của một hoặc một số cá nhân, chứ chủ hộ không còn đương nhiên đại diện cho hộ như trước đây nữa.

Thuế môn bài là khoản tiền mà doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh. Mức nộp thuế môn bài hàng năm không lớn nhưng là nghĩa vụ bắt buộc, trừ trường hợp được miễn.

Mức thu lệ phí môn bài đối hộ kinh doanh

Doanh thu

Mức nộp

Trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

– Là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

– Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Tag #

Thời gian đọc: 18 min

Mục lục

Gặp chuyên gia​ ngay

Expertis sẽ giúp bạn hiểu đúng vấn đề trước khi quyết định giải pháp.

Bạn cần Giải pháp

Expertis sẵn sàng đồng hành giúp bạn hiểu đúng, làm đúng.

Tự do khám phá

Trải nghiệm theo cách của bạn ! Truy cập kho kiến thức.
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.