Mục lục

Hộ kinh doanh có phải tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình không?

Thời gian đọc: 4 min

Cập nhật: 01/06/2025

Hộ kinh doanh thì có phải tham gia và phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình như doanh nghiệp không? Hộ kinh doanh có cần phải ký hợp đồng giấy với người lao động không hay chỉ giao kết bằng lời nói? Trường hợp nào thì không cần phải đóng bảo hiểm xã hội?

Hộ kinh doanh có phải tham gia BHXH cho người lao động không

Hộ kinh doanh thì có phải tham gia và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có hợp đồng lao động 1 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và tại khoản 3 của Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có bao gồm hộ kinh doanh có thuê, mướn lao động.

Do đó, nếu như hộ kinh doanh thuê lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tại sao lâu nay nhiều hộ kinh doanh không tham gia bảo hiểm xã hội?

Việc nhiều hộ kinh doanh không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bất chấp quy định rõ ràng trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Điều 2, khoản 1 và khoản 3), có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Chưa hiểu đúng về pháp luật BHXH

  • Nhiều chủ hộ kinh doanh không nắm rõ hoặc không hiểu đầy đủ các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đặc biệt là nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
  • Việc thiếu thông tin hoặc không được tuyên truyền đầy đủ từ cơ quan chức năng khiến họ không nhận thức được trách nhiệm pháp lý.

2. Chi phí BHXH được xem là gánh nặng tài chính

  • Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, hộ kinh doanh phải đóng 25,5% BHXH, 4,5% BHYT, và 2% BHTN (tổng cộng 32% tiền lương làm căn cứ đóng), trong đó chủ hộ kinh doanh chịu 21,5% và người lao động chịu 10,5%. Với các hộ kinh doanh quy mô nhỏ, lợi nhuận thấp, đây là khoản chi phí đáng kể.
  • Nhiều hộ kinh doanh cho rằng chi phí BHXH làm giảm khả năng cạnh tranh hoặc lợi nhuận, đặc biệt khi người lao động không yêu cầu tham gia BHXH

3. Đặc thù của hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ, lao động thời vụ, người lao động không yêu cầu tham gia BHXH

  • Nhiều hộ kinh doanh sử dụng lao động thời vụ hoặc “hợp đồng miệng”, quan hệ giữa bên sử dụng lao động và người lao động chưa chặt chẽ đúng như quan hệ thuê muốn lao động mà thường thỏa thuận miệng với các điều khoản không đầy đủ, rõ ràng làm khó khăn trong việc xác định hợp đồng lao động.
  • Các ngành nghề như bán hàng, dịch vụ ăn uống, hoặc sản xuất nhỏ thường có tỷ lệ lao động không ổn định cao, khiến việc tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn do người lao động thay đổi liên tục.
  • Nhiều người lao động tại các hộ kinh doanh (như nhân viên bán hàng, công nhân thời vụ) không có kiến thức hoặc không quan tâm đến quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN. Họ thường ưu tiên nhận lương cao hơn thay vì yêu cầu đóng BHXH, dẫn đến việc chủ hộ kinh doanh không chủ động thực hiện.

5. Quy trình phức tạp, thủ tục hành chính phức tạp là 1 rào cản

  • Quy trình đăng ký và nộp BHXH, nộp tiền định kỳ, và đối chiếu BHXH , được xem là phức tạp đối với các hộ kinh doanh không có nhân sự chuyên trách.
  • Quy trình chấm công, tính lương, chi lương và báo cáo là phức tạp đối với các hộ kinh doanh không có nhân sự chuyên trách.

Hộ kinh doanh không tham gia BHXH cho người lao động gặp rủi ro gì?

Theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức phạt liên quan đến đóng BHXH bắt buộc như sau:

  • Phạt 18 – 20% tổng số tiền BHXH, BHTN phải đóng (tối đa 75 triệu đồng) nếu Chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH, BHTN, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt 50 – 75 triệu đồng nếu Chủ hộ kinh doanh trốn đóng BHXH, BHTN nhưng chưa bị xử lý hình sự.

Từ 01/07/2025 Chủ hộ kinh doanh không tham gia BHXH cho người lao động có nguy cơ bị phạt nặng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (áp dụng từ 01/07/2025), thậm chí còn có vi phạm hình sự về tội trốn đóng BHXH.

DỊCH VỤ NỔI BẬT
Dịch vụ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
🚀 Dịch vụ tư vấn cho Hộ kinh doanh của Expertis giúp bạn giải quyết các nhu cầu sau:
  • Khai thuế, hỗ trợ kế toán, hóa đơn chứng từ trọn gói
  • Tư vấn giải pháp tối ưu thuế, tránh sai sót & giảm vi phạm
  • Tư vấn sửa các lỗi kê khai, bổ sung hồ sơ thiếu hoặc sai
  • Hướng dẫn cách thức làm việc với cơ quan thuế
  • Tư vấn toàn diện về chuyển đổi từ HKD, CNKD lên Doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán và thuế trọn gói

Hơn 22 năm kinh nghiệm với chất lượng dịch vụ vượt trội, nhờ đó giúp bạn quản lý hệ thống tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, tuân thủ pháp luật và tránh được các rủi ro về thuế

Dịch vụ Tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Giúp việc quản lý tiền lương và tuân thủ bảo hiểm xã hội của bạn trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các chuyên gia lao động và tiền lương giàu kinh nghiệm của chúng tôi
  • Tư vấn xây dựng hệ thống lương
  • Tính lương theo quy định
  • Xử lý BHXH, BHYT, BHTN
  • Báo cáo thuể thu nhập cá nhân
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động
Hộ kinh doanh có phải tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình không?
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.