Mục lục

Trách nhiệm hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian đọc: 3 min

Cập nhật: 04/06/2025
Trách nhiệm hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Sau đây là bài viết lưu ý dành cho cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp có sử dụng lao động hoặc có nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc theo quy định pháp luật.
trách nhiệm hình sự trốn đóng BHXH

Trách nhiệm hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Các hình phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động bao gồm phạt tiền và phạt tù. Tùy từng trường hợp cụ thể theo các khoản từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015 thì mức phạt sẽ khác nhau.

1. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216)

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”

2. Xử phạt vi phạm hành chính đến 75 triệu nếu hành vi trốn đóng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền nếu vi phạm chưa đến mức bị truy cứu hình sự.

+ Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau: Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải trốn đóng; Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải trốn đóng.

+ Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm của giám đốc, chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh

Có thể thấy, đối tượng chịu sự tác động của Điều luật này là “người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động – là giám đốc, chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cần chú ý đến quy định này.

Tag #
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Dịch vụ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
🚀 Dịch vụ tư vấn cho Hộ kinh doanh của Expertis giúp bạn giải quyết các nhu cầu sau:
  • Khai thuế, hỗ trợ kế toán, hóa đơn chứng từ trọn gói
  • Tư vấn giải pháp tối ưu thuế, tránh sai sót & giảm vi phạm
  • Tư vấn sửa các lỗi kê khai, bổ sung hồ sơ thiếu hoặc sai
  • Hướng dẫn cách thức làm việc với cơ quan thuế
  • Tư vấn toàn diện về chuyển đổi từ HKD, CNKD lên Doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán và thuế trọn gói

Hơn 22 năm kinh nghiệm với chất lượng dịch vụ vượt trội, nhờ đó giúp bạn quản lý hệ thống tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, tuân thủ pháp luật và tránh được các rủi ro về thuế

Dịch vụ Tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Giúp việc quản lý tiền lương và tuân thủ bảo hiểm xã hội của bạn trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các chuyên gia lao động và tiền lương giàu kinh nghiệm của chúng tôi
  • Tư vấn xây dựng hệ thống lương
  • Tính lương theo quy định
  • Xử lý BHXH, BHYT, BHTN
  • Báo cáo thuể thu nhập cá nhân
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động
Trách nhiệm hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.