Thay đổi về Hợp đồng lao động #
1. Tăng tính nhận diện về quan hệ lao động
– Mọi hợp đồng nếu có đủ 3 dấu hiệu sau đều được coi là HĐLĐ (Theo Khoản 1 Điều 3)
+ Làm việc trên cơ sở thỏa thuận
+ Trả lương
+ Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên
2. Được giao kết HĐLĐ thông qua phương tiện điện tử (HĐLĐ này có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản) – Theo Khoản 1 Điều 4
3. Không còn hợp đồng theo mùa vụ dưới 1 tháng hoặc một công việc nhất định (Khoản 1 Điều 20)
– Chỉ còn lại 02 loại HĐLĐ
+ HĐLĐ không xác định thời hạn
+ HĐLĐ xác định thời hạn không quá 36 tháng
4. Các bên có thể lựa chọn linh hoạt về thử việc
– Nội dung thử việc có thể được ghi trong HĐLĐ hoặc hợp đồng thử việc riêng. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc HĐLĐ đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
– Bổ sung quy định thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý DN theo Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
5. NSDLĐ có quyền ký nhiều lần HĐLĐ xác đinh thời hạn với lao động cao tuổi, lao động là người nước ngoài tại Việt Nam (Điều 36)
6. NLĐ có toàn quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải có lý do, nhưng phải báo trước cho NSDLĐ theo thời hạn quy định (Khoản 1 Điều 35)
– Hợp đồng không xác định thời hạn: ≥ 45 ngày.
– Hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: ≥ 30 ngày.
– Hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng: ≥ 03 ngày làm việc.
– Một số ngành nghề, công việc đặc thù: Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
7. Quy định rõ 07 trường hơp mà NLĐ có quyền chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 35)
8. Quy định hợp lý về thời gian giải quyết và trách nhiệm của 02 bên khi chấm dứt HĐLĐ
– Tăng thêm thời gian từ 7 ngày lên 14 ngày làm việc để hai bên NLĐ và NSDLĐ thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi mỗi bên; trường hợp đặc biệt vẫn giữ nguyên tối đa 30 ngày.
– Quy định bổ sung trách nhiệm của NSDLĐ hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH của NLĐ, cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu và trả mọi chi phí sao gửi tài liệu.
Thay đổi về Tiền lương #
1. Thang bảng lương, định mức LĐ:
– Không cần đăng ký thang, bảng lương lên cơ quan nhà nước
– DN tự chủ trong việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động trên cơ sở thảo luận với tổ chức đại diện NLĐ tại DN và công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện (Điều 93)
2. NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó ghi rõ tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, nội dung và tiền bị khấu trừ (nếu có)
3. Khi trả lương qua ngân hàng, NSDLĐ phải trả phí mở tài khoản (Khoản 2 Điều 94)
4. Cấm ép NLĐ dung lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty
5. NLĐ có thể được thưởng không chỉ bằng tiền (có thể là tài sản, hàng hóa hoặc bằng các hình thức khác)
6. NLĐ có thể ủy quyền cho người khác nhận lương được cho là hợp lý, nhất là trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương…
Thay đổi về Bảo hiểm xã hội #
1. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
– Đối với người tham gia BHXH bắt buộc trong điều kiện làm việc bình thường
Quy định chi tiết tại Điều 169
2. Thay đổi về chính sách BHYT
Cụ thể, từ ngày 01/01/2021, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB
Xem toàn văn Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14