Mục lục

3 vấn đề về Giấy phép lao động của người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam

Thời gian đọc: 3 min

Cập nhật: 15/05/2025

1. Khi thay đổi nơi làm việc có cần xin lại giấy phép lao động không?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
  • Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Như vậy, theo quy định trên, khi lao động nước ngoài thay đổi nơi làm việc sẽ phải xin cấp lại giấy phép lao động.

Một số vấn đề về giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

2. Người nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không?

Căn cứ tại Điều 151 Bộ luật lao động quy định:

“Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
    c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
    d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
  2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Đồng thời tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:

a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;

b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.”

Như vậy theo quy định trên, bạn làm ở đây 02 công ty là 02 pháp nhân có tư cách độc lập, là 02 người sử dụng lao động. Do đó công ty thứ 2 khi sử dụng người lao động phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động.

3. Xử phạt đối với trường hợp không xin cấp lại giấy phép lao động/NLĐ làm việc không có giấy phép lao động

  • Đối với người lao động:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng

+ Bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

  • Đối vối người sử dụng lao động:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

+ Phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân bao gồm: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Tag #
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Dịch vụ Tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Giúp việc quản lý tiền lương và tuân thủ bảo hiểm xã hội của bạn trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các chuyên gia lao động và tiền lương giàu kinh nghiệm của chúng tôi
  • Tư vấn xây dựng hệ thống lương
  • Tính lương theo quy định
  • Xử lý BHXH, BHYT, BHTN
  • Báo cáo thuể thu nhập cá nhân
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động
Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thống tiền lương doanh nghiệp
Các chuyên gia lao động và tiền lương giàu kinh nghiệm của chúng tôi giúp bạn xây dựng Hệ thống tiền lương Rõ ràng, Nhất quán và Tương thích với các quy định pháp luật liên quan
  • Phân tích cơ cấu lương hiện tại
  • Thiết kế hệ thống lương 3P
  • Đào tạo và triển khai
  • Theo dõi và điều chỉnh
Dịch vụ Tuyển dụng Nhân sự Tài chính Kế toán
Giúp bạn đạt được mục tiêu tuyển dụng Đúng người – Đúng việc – Đúng thời điểm với thỏa thuận lương hợp lý nhất cho bạn và người lao động
  • Chuẩn hóa Bảng Mô Tả Công Việc (JD)
  • Tìm kiếm và sàng lọc ứng viên
  • Đánh giá năng lực chuyên môn
  • Phỏng vấn chuyên sâu
  • Hỗ trợ sau tuyển dụng
3 vấn đề về Giấy phép lao động của người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.