5 câu hỏi phỏng vấn giúp chọn lọc nhân tài ngành tài chính kế toán

| Cập nhật: 31/08/2022

Khi doanh nghiệp bước vào quá trình phát triển bình thường mới sau đại dịch covid 19, doanh nghiệp sẽ cần những nhân sự ngành tài chính kế toán phù hợp cho giai đoạn này để dẫn tới thành công. Vì vậy hơn bao giờ hết, bạn cần đặt ra những câu hỏi phỏng vấn phù hợp để đảm bảo chọn lọc được ứng viên hàng đầu cho giai đoạn bình thường mới sau đại dịch này.
Dưới đây là 5 câu hỏi chọn lọc nhân tài ngành tài chính kế toán trong các buổi phỏng vấn nhằm xác định ứng viên có đủ kỹ năng và kinh nghiệm mà doanh nghiệp yêu cầu hay không. Với những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ luôn đánh giá được những kỹ năng cần thiết của ứng viên bất kể là khi phỏng vấn trực tiếp hay từ xa.

Các câu hỏi phỏng vấn giúp chọn lọc nhân tài ngành tài chính kế toán

1. Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm ?

Với một doanh nghiệp nhỏ nhân sự tài chính kế toán ít thì kỹ năng làm việc độc lập là điều cần thiết, nhưng với doanh nghiệp có quy mô lớn có phòng ban đội nhóm chịu trách nhiệm về tài chính kế toán thì kỹ năng làm việc theo nhóm là điều đáng được quan tâm khi tuyển dụng.

Ngoài ra, sự đáp ứng và thích nghi với cả 2 phong cách làm việc độc lập hay làm việc nhóm đã trở thành tiêu chuẩn tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp sau đại dịch. Ứng viên sẽ cần những kỹ năng làm việc nhóm khi họ là thành viên của một nhóm tại văn phòng, và kỹ năng làm việc độc lập để phù hợp cho những khoản thời gian làm việc tại nhà.

Vì lý do đó, doanh nghiệp sẽ cần đặc biệt xem xét kỹ năng này từ ứng viên để xác định được môi trường làm việc mà ứng viên muốn dành phần lớn thời gian của họ cho công việc. Hơn nữa, khi được đặt vào một môi trường thích hợp, ứng viên có thể phát huy hết giá trị của họ cho sự phát triển doanh nghiệp.

2. Làm thế nào để bạn đảm bảo năng suất và động lực của bạn khi làm việc từ xa ?

Sau khi trải qua đại dịch hầu hết các doanh nghiệp đã ổn định và quay trở lại làm việc tại công ty, tuy nhiên các nhân viên đã hình thành thói quen và xây dựng lịch trình làm việc hiệu quả từ xa. Do đó, trong tương lại các ứng viên cũng như nhân sự trong mọi vị trí công việc sẽ yêu cầu một môi trường làm việc linh hoạt hơn so với môi trường truyền thống.

Vì vậy, bắt đầu từ nay, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc về những ứng viên có khả năng làm việc hiệu quả, gắn bó và có động lực khi làm việc từ xa.

3. Bạn sẽ làm gì để nâng cao kỹ năng trong tương lai

Trải qua đại dịch sự cần thiết của những nhân sự nhanh nhẹn, có khả năng thích ứng và linh hoạt với công nghệ trong công việc được nâng cao. Đó là những kỹ năng cực kỳ quan trọng để đối mặt với những thách thức và sự thay đổi và phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong tương lai.

Công nghệ không ngừng phát triển, đồng nghĩa với việc nhân sự tài chính kế toán với khối lượng công việc lớn phải luôn cập nhật những thay đổi có thể rất khó khăn. Các doanh nghiệp hiện đại sẽ tập trung vào việc đưa văn hóa học tập và nâng cao kỹ năng vào tổ chức bằng các khóa đào tạo đã được công nghệ hóa để nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc với các hệ thống mới này. Vì vậy, việc cam kết tiếp tục học tập và nâng cao kỹ năng để phục vụ cho công việc, khiến nó trở thành một thói quen là điều bắt buộc cho hầu hết các ứng viên tài chính kế toán.

Đặt các câu hỏi như thế này cho các ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu liệu ứng viên của mình có tinh thần học hỏi và mong muốn nâng cao kiến thức về công nghệ hay không. Để khai thác sâu thêm về cam kết này, nhà tuyển dụng có thể hỏi những kỹ năng, phần mềm mới nhất mà ứng viên đã học được gần đây và cách họ áp dụng nó vào công việc.

4. Bạn có thể kể về khoảng thời gian mà bạn đã thất bại trong quá khứ

Một nhân tài được rèn rũa ngoài những thành công thì chắc chắn không tránh khỏi những thất bại. Thất bại trong quá khứ của một người cũng chính là cách để xác định được sự phát triển sự nghiệp của họ.

Vì vậy, để đạt được thành công trong tương lai, các ứng viên không những cần có khả năng học tập và nâng cao kỹ năng, mà còn phải thích nghi được với sự thay đổi và giữ vững phong độ dù gặp khó khăn hay thất bại

Bằng cách yêu cầu ứng viên giải thích thời điểm họ thất bại, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu được liệu ứng viên có thực sự giữ vững được phong độ dù gặp khó khăn, thất bại và coi đó là cơ hội để phát triển và học hỏi hay không.

Một ứng viên giỏi sẵn sàng thừa nhận rằng họ đã mắc rất nhiều sai lầm trong quá khứ. Quan trọng hơn, rất có thể họ đã học được những bài học quý giá từ những sai lầm này. Việc sở hữu những sai lầm trong quá khứ cho thấy sự trung thực và tự nhận thức – hai kỹ năng quan trọng với mọi vị trí công việc đặc biệt là nhân sự ngành tài chính – kế toán.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng đừng bất ngờ trước ứng viên trả lời rằng họ chưa bao giờ thất bại. Thực tế, có nhiều ứng viên như vậy. Hãy hỏi rằng cách thức nào để họ luôn thành công. Điều này rất đáng để lắng nghe. Sự thành công không phải đến từ sự may mắn mà có thể họ đã luôn sẵn sàng cho những gì họ muốn chinh phục.

5. Làm thế nào để đưa yếu tố sáng tạo vào công việc của bạn ?

Trong thời đại chuyển đổi số và sự tăng tốc trong việc tự động hóa sau đại dịch, kỹ năng sáng tạo của con người là yếu tố quan trọng nhất để mang lại những giá trị và tác động lên thị trường công việc.

Hơn bao giờ hết, các vị trí trong doanh nghiệp đều đòi hỏi khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới và giải quyết vấn đề. Do đó, việc tìm hiểu ứng viên cho vị trí kế toán về cách họ đưa sự sáng tạo vào công việc của mình sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ thêm bằng cách hỏi những lần họ sáng tạo ra ý tưởng hay cùng đồng nghiệp, những thói quen nghe podcast hay đi dạo để họ có thể suy nghĩ sáng tạo hoặc tìm ra giải pháp làm việc nhanh chóng hơn.

Cách tốt nhất để tiếp cận và đánh giá ứng viên

Các buổi phỏng vấn không còn là hình thức đánh giá duy nhất để tuyển chọn ứng viên. Nhiều tổ chức hiện nay đang xem xét những bài test bổ sung để đánh giá các kỹ năng cụ thể cần thiết cho một nhân sự tài chính – kế toán, bao gồm:

Bài kiểm tra kiến thức

Khi doanh nghiệp đang muốn chọn lọc nhân tài ngành tài chính kế toán thì yêu cầu về kiến thức chuyên môn cao là điều cần thiết. Do đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu ứng viên làm bài kiểm tra kiến thức để đánh giá họ.

Nhà tuyển dụng có thể cung cấp trước một bài test chuyên môn và cho ứng viên thời gian ấn định để gửi lại câu trả lời của họ qua email.

Nhưng hơn ai hết một chuyên viên tài chính kế toán cần biết quản lý thời gian và có khả năng chịu được áp lực công việc. Do đó, nhà tuyển dụng có thể cung cấp bài kiểm tra trong một cuộc phỏng vấn yêu cầu ứng viên phải hoàn thành nó trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó có thể xem xét phản ứng, cách xử lý công việc của họ như thế nào dưới áp lực và hiệu quả công việc cũng như chuyên môn của họ.

Nếu doanh nghiệp đặt một bài kiểm tra trong cuộc phỏng vấn hãy để cho ứng viên một không gian yên tĩnh riêng biệt để tránh gây khó chịu hoặc mất tập trung khiến kết quả không phản ánh được năng lực thực tế của ứng viên.

Cuộc phỏng vấn nhóm

Vị trí nhân sự tài chính – kế toán là một chức vụ có trọng trách rất lớn, không dễ dàng để thực hiện. Chính vì thế ngoài kiến thức chuyên môn ứng viên còn được yêu cầu có một khả năng giao tiếp tốt hay làm việc nhóm hiệu quả, nhà tuyển dụng nên xem xét hình thức phỏng vấn theo nhóm. Với hình thức này, nhà tuyển dụng cần phổ biến trước với ứng viên ai sẽ có mặt và thống nhất quy trình chẳng hạn như ai sẽ nói chuyện trước, có bao nhiêu câu hỏi sẽ được đặt ra.

Hình thức phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin chuyên sâu hơn về ứng viên từ nhiều khía cạnh như kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp làm việc với đội nhóm và độ phù hợp của cá nhân với văn hóa doanh nghiệp.

Tag #

Thời gian đọc: 7 min

Mục lục

Gặp chuyên gia​ ngay

Expertis sẽ giúp bạn hiểu đúng vấn đề trước khi quyết định giải pháp.

Bạn cần Giải pháp

Expertis sẵn sàng đồng hành giúp bạn hiểu đúng, làm đúng.

Tự do khám phá

Trải nghiệm theo cách của bạn ! Truy cập kho kiến thức.
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.