Đánh giá phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế;
Giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.
Thông tư 31/2021/TT-BTC về quản lý rủi ro trong quản lý thuế, theo đó quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được Bộ Tài chính ban hành ngày 17/5/2021, có hiệu lực từ ngày 02/07/2021.
Dưới đây những điểm mà các doanh nghiệp cần nắm rõ và có kế hoặc để tránh bị phân loại vào các trường hợp rủi ro cao.
Các nghiệp vụ đánh giá và giám sát của cơ quan thuế #
- Thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin liên quan đến người nộp thuế phục vụ quản lý rủi ro.
- Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế tương ứng với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế.
- Quy định về tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ và phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là doanh nghiệp và cá nhân.
Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế #
Mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:
1. Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.
2. Phương pháp học máy (Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI để phân tích dữ liệu và mô tả nhanh chóng tình trạng của người nộp thuế)
3. Phương pháp xếp hạng theo danh mục.
Nguồn và phương thức thu thập thông tin về nghĩa vụ thuế #
Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm:
1. Thông tin trong cơ quan thuế
i) Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; thông tin về nhân thân các thành viên sáng lập, chủ sở hữu và người đại diện pháp luật của người nộp thuế; đăng ký và sử dụng lao động; thông tin về trạng thái người nộp thuế; số lần thay đổi các thông tin đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; tình hình góp vốn của các thành viên; ngành nghề kinh doanh chính;
ii) Thông tin về các hồ sơ khai thuế; nộp thuế; nợ thuế; ưu đãi, miễn, giảm thuế; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế; hoàn thuế; đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; thông tin khiếu nại, tố cáo; thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; thông tin về giao dịch liên kết;
2. Thông tin ngoài cơ quan thuế: Là thông tin thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp, bao gồm:
i) Thông tin về người nộp thuế thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan bao gồm: Ngân hàng; Lao động; Bảo hiểm xã hội; Cơ quan đăng ký kinh doanh; Cơ quan quản lý đầu tư; Các bộ ngành có liên quan;
ii) Thông tin từ nước ngoài, tổ chức quốc tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro thuế #
i) Cơ quan thuế xây dựng các ứng dụng quản lý rủi ro có tính tổng hợp và tự động cao
ii) Cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được xây dựng, quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế
Đánh giá và phân loại đối tượng nộp thuế #
1. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:
- Mức 1: Tuân thủ cao.
- Mức 2: Tuân thủ trung bình.
- Mức 3: Tuân thủ thấp.
- Mức 4: Không tuân thủ.
2. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp
Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
- Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.
- Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.
- Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.
- Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.
- Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.
3. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
- Rủi ro cao.
- Rủi ro trung bình.
- Rủi ro thấp.
Xử lý kết quả giám sát, đánh giá #
Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế nêu trên và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ.
Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu trên được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Nguyên tắc quản lý và kiểm soát như sau:
i) Rủi ro cao:
- Rà soát, kiểm tra, xác minh
- Thanh tra, kiểm tra
ii) Rủi ro trung bình:
- Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách rà soát, kiểm tra, xác minh
- Tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo
iii) Rủi ro thấp:
- Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.