Đầu năm 2023, Tổng cục Thuế đã ban hành QD-78-02022023-TCTvề Bộ chỉ số tiêu chí (CSTC) đánh giá, xác định người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
Bộ chỉ số tiêu chí (CSTC) giúp cơ quan thuế phân tích thông tin, xác định người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro trong công tác quản lý và sử dụng hóa đơn một cách chính xác, đồng thời làm căn cứ để cơ quan thuế thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật thực tế tại doanh nghiệp.
Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về hóa đơn #
Bộ CSTC bao gồm 3 nhóm tương ứng với 3 phương án xử lý lý vi phạm riêng biệt.
Nhóm I: Tiêu chí xác định NNT chuyển từ sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế sang HĐĐT có mã của cơ quan thuế #
Nếu doanh nghiệp có 1 trong 10 dấu hiệu rủi ro dưới đây thì phải chuyển đổi áp dụng từ sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế sang hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
STT | Tiêu chí | Chỉ số tiêu chí |
1 | Tiêu chí 1. Thông tin chung về doanh nghiệp | 1. Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (phù hợp ngành nghề đăng ký kinh doanh) một trong các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác trên cơ sở kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. |
2 | Tiêu chí 2. Thông tin của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp | 2. Doanh nghiệp có thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý. |
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. | ||
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. | ||
5. Doanh nghiệp có thông báo của cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký sau đó đã được khôi phục mã số thuế tiếp tục hoạt động. | ||
6. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc có văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế sau đó tiếp tục hoạt động hoặc thực hiện đề nghị khôi phục mã số thuế nhưng thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi trụ sở đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý. | ||
3 | Tiêu chí 3. Tình hình kê khai và nộp thuế | 7. Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. |
8. Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ kê khai năm trước liền kề (trừ doanh thu xuất khẩu) trên 10 tỷ đồng đồng thời có tỷ lệ “Sổ thuế GTGT phải nộp/Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ” trong kỳ (trừ doanh thu xuất khẩu) nhỏ hơn 1%. | ||
4 | Tiêu chí 4. Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đáng ngờ | 9. Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có quan hệ liên kết chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. |
10. Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ theo danh sách cảnh báo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho Tổng cục Thuế. |
Nhóm II: Tiêu chí xác định NNT có dấu hiệu rủi ro phải thực hiện kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn #
Nhóm này sẽ xác định doanh nghiệp rủi ro dựa trên tổng điểm rủi ro và số lượng CSTC rủi ro. Căn cứ trên tổng điểm rủi ro và số lượng CSTC rủi ro cao để đưa ra tỷ lệ doanh nghiệp có rủi ro phải thực hiện rà soát, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng hóa đơn.
STT | Tiêu chí | Chí số tiêu chí | Trọng số | Điểm số | |
1 | Tiêu chí 1. Thông tin chung về doanh nghiệp | 1. Tính đến thời điểm đánh giá, doanh nghiệp có tỷ lệ “Giá trị tài sản cố định/vốn chủ sở hữu” thấp. | 1 | 1 đến 100 | |
2. Doanh nghiệp có thay đổi người đại diện trước pháp luật hoặc chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý. | 1 | 50 | |||
2 | Tiêu chí 2. Tình hình kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp | 3. Doanh nghiệp có tỷ lệ “Tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên hóa đơn/Tổng doanh thu của hàng hóa và cung cấp dịch vụ bán ra”. | 1 | 1 đến 100 | |
4. Trong thời gian 12 tháng liên tục trở về trước tính đến thời điểm đánh giá hoặc từ ngày thành lập đến thời điểm đánh giá đối với doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng doanh nghiệp có nhiều kỳ chậm kê khai hồ sơ khai thuế. | Mức rủi ro thấp | 1 | 10 | ||
Mức rủi ro trung bình | 20 | ||||
Mức rủi ro cao | 50 | ||||
Mức rủi ro rất cao | 80 | ||||
3 | Tiêu chí 3. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ | 5. Doanh nghiệp có tỷ lệ “Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ kỳ này/Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ kỳ trước liền kề” lớn. | 1 | 1 đến 100 | |
6. Doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán lại, chuyển nhượng cho người khác. | 1 | 60 | |||
4 | Tiêu chí 4. Tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước | 7. Doanh nghiệp có tỷ lệ “Tổng số thuế GTGT phải nộp/Tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ kỳ này” thấp. | 1 | 1 đến 100 | |
5 | Tiêu chí 5. Tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp | 8. Doanh nghiệp có tỷ lệ “Tổng số HĐĐT sử dụng trong kỳ này/Tổng số HĐĐT sử dụng kỳ trước liền kề” lớn. | 1 | 1 đến 100 | |
9. Doanh nghiệp có tỷ lệ “Số lượng HĐĐT có thông báo điều chỉnh hoặc thay thế/Tổng sổ HĐĐT đã sử dụng trong kỳ” lớn. | 1 | 1 đến 100 | |||
10. Doanh nghiệp có tỷ lệ “Tổng số HĐĐT hủy/Tổng số HĐĐT sử dụng trong kỳ” lớn. | 1 | 1 đến 100 | |||
6 | Tiêu chí 6. Mức độ vi phạm hành chính về thuế | 11. Trong thời gian một (01) năm tính đến thời điểm đánh giá, doanh nghiệp nhiều lần bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. | Mức rủi ro thấp | 1 | 10 |
Mức rủi ro trung bình | 20 | ||||
Mức rủi ro cao | 50 | ||||
Mức rủi ro rất cao | 80 | ||||
12. Trong thời gian một (01) năm tính đến thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn với số tiền xử phạt như sau: | Dưới 50 triệu đồng | 1 | 10 | ||
Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng | 30 | ||||
Từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng | 80 |
Nhóm III: Tiêu chí tham khảo xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro phải kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn #
Tiêu chí gộp. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; thông tin của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Sự biến động doanh thu hàng hóa cung cấp dịch vụ bán ra; Tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
1. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc có văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế sau đó tiếp tục hoạt động hoặc thực hiện đề nghị khôi phục mã số thuế nhưng thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi trụ sở đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
2. Doanh nghiệp đồng thời có vốn chủ sở hữu nhỏ, thời gian thành lập doanh nghiệp ngắn, thường xuyên thay đổi địa chỉ kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc giải thể phá sản và có doanh thu tăng đột biến so với kỳ trước.
3. Doanh nghiệp đồng thời có vốn chủ sở hữu nhỏ, thời gian thành lập doanh nghiệp ngắn, thường xuyên thay đổi địa chỉ kinh doanh, số lượng hóa đơn sử dụng lớn và có tỷ lệ “Số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp/Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ” thấp.
4. Doanh nghiệp đồng thời có vốn chủ sở hữu nhỏ; doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tăng đột biến so với kỳ trước; tỷ lệ “Thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp/Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ” thấp; số lượng hóa đơn sử dụng lớn.
5. Doanh nghiệp đang có doanh thu phát sinh lớn hoặc có doanh thu biến động giảm so với năm trước liền kề đồng thời có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh > 0 (hoặc có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh < 0 nhưng tỷ lệ “lợi nhuận/doanh thu thuần” thấp) và đăng ký chuyển trạng thái tạm ngừng kinh doanh.
6. Các chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro khác do Tổng cục Thuế quy định.
Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong các chỉ số tiêu chí tham khảo CSTC trên thì chuyển sang rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn.
Quy trình đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn #
Dựa trên kết quả phân tích rủi ro và ngưỡng rủi ro, danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao được đưa ra. Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc trưởng bộ phận Quản lý rủi ro được ủy quyền thực hiện phê duyệt danh sách chuyển tới bộ phận Thanh tra – kiểm tra quản lý trực tiếp NNT để phục vụ công tác quản lý và sử dụng hóa đơn.
Thời hạn là ngày 28 hàng tháng, bộ phận Quản lý rủi ro chuyển đến bộ phận Thanh tra – kiểm tra danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao đã được phê duyệt nêu trên để phục vụ công tác rà soát, kiểm tra thực tế việc quản lý và sử dụng hóa đơn. Cụ thể như sau:
- Đối với danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao theo CSTC Nhóm I, cơ quan thuế thực hiện rà soát để kiểm tra thực tế xác định NNT có rủi ro chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Đối với danh sách NNT có dấu hiệu rủi ro cao theo kết quả phân loại rủi ro tại CSTC Nhóm II, III cơ quan thuế căn cứ thực hiện kiểm tra vi phạm pháp luật về hóa đơn.
Xử lý kết quả phân tích NNT có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn #
Quy trình đánh giá phân tích thông tin, phân loại mức độ rủi ro được Cơ quan thuế thực hiện theo Quyết định 575/QĐ-TCT. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, Cơ quan thuế sẽ thực hiện phân tích, đánh giá bằng phương thức đánh giá tự động dựa trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng QLRR.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế sẽ ban hành ngưỡng rủi ro kết hợp với Bộ CSTC tại QD-78-02022023-TCT để làm căn cứ phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Đồng thời, sẽ áp dụng thêm các chỉ số tiêu chí phụ như: số kỳ chậm khai thuế; số lần bị xử phạt về thuế, hóa đơn; số lần thay đổi trụ sở; tỷ lệ nộp thuế GTGT trên tổng doanh thu… để phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn của NTT.
Ngày 16/5/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023 về việc về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp. Trong đó, tại Phụ lục 1 đính kèm theo công văn trên, Tổng cục thuế có công bố danh sách của 524 doanh nghiệp có rủi ro cao về quản lý hóa đơn và đồng thời, yêu cầu các Chi Cục Thuế tập trung rà soát các hóa đơn xuất bán ra của 524 doanh nghiệp trên.
Hướng dẫn tra cứu doanh nghiệp thuộc 524 doanh nghiệp rủi ro, vi phạm hóa đơn tại hệ thống của Tổng cục Thuế như sau:
- Bước 1: Truy cập website http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn
- Bước 2: Chọn Danh sách doanh nghiệp rủi ro, vi phạm => Tra cứu doanh nghiệp rủi ro, vi phạm
- Bước 3: Nhập thông tin Cơ quan thuế và mã xác thực => Tìm kiếm.