Tra cứu tình trạng và kết quả giải thể doanh nghiệp là bước quan trọng để đảm bảo quá trình giải thể được thực hiện đúng quy định pháp luật và kiểm tra xem doanh nghiệp đã chính thức chấm dứt tồn tại hay chưa.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 3 cách tra cứu tình trạng và kết quả giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam.

1. Tra cứu qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) là kênh chính thức để tra cứu thông tin doanh nghiệp, bao gồm tình trạng giải thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Truy cập trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Bước 2: Nhập thông tin tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp vào thanh tìm kiếm để tra cứu thông tin trạng thái của doanh nghiệp.

- Bước 3: Kiểm tra thông tin tình trạng doanh nghiệp tại ô “Tình trạng hoạt động“.

2. Tra cứu doanh nghiệp giải thể trên Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục thuế
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Do đó, kiểm tra tình trạng thuế là cách gián tiếp để xác nhận kết quả giải thể.
- Bước 1: Truy cập vào trang Tra cứu thông tin người nộp thuế (https://tracuunnt.gdt.gov.vn) của Cổng thông tin điện tử Cơ quan thuế.
- Bước 2: Nhập thông tin mã số thuế vào thanh tìm kiếm (mã số thuế và nhập mã xác nhận).

- Bước 3: Kiểm tra thông tin tình trạng doanh nghiệp tại cột “Ghi chú“.

3. Tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế
Trong trường hợp các kênh thông tin trên không hiển thị chính xác thông tin tình trạng giải thể của doanh nghiệp, bạn có thể dùng cách kiểm tra trực tiếp như sau:
Liên hệ cơ quan thuế:
- Gọi điện hoặc đến trực tiếp Thuế cơ sở (Trước ngày 01/07/2025 là Chi cục thuế hoặc Cục thuế) quản lý thuế của doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng thuế, tình trạng giải thể hoặc và việc khóa mã số thuế.
- Chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Căn cước công dân (Hộ chiếu đối với người nước ngoài) để được hỗ trợ.
3 cách tra cứu nêu trên không chỉ giúp xác định tình trạng giải thể mà còn được sử dụng để tra cứu tình trạng của doanh nghiệp đối với các trường hợp như “không hoạt động tại trụ sở”, “mã số thuế bị khóa”, “ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn tất đóng mã số thuế”