Trích thông tin từ Tổng cục Thuế (2023) cho thấy, “tính từ năm 2023 đến tháng 8/2024, cơ quan thuế đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 17.952 trường hợp, với số tiền thuế nợ là 30.388 tỷ đồng.” Qua đó có thể thấy, số nợ thuế đang tăng nhanh và trở thành một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Song, vẫn còn nhiều cá nhân và tổ chức đã lợi dụng việc xuất cảnh để trốn tránh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý và truy thu thuế của nhà nước.
Vấn đề
Nợ thuế có thể khiến doanh nghiệp và cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh #
Khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đại diện doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị hoãn xuất cảnh. Theo Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020, thủ trưởng các cơ quan thuế, hải quan có quyền ra quyết định hoãn xuất cảnh với các cá nhân hoặc người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Chính sách này áp dụng cho cả doanh nghiệp và cá nhân, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài hoặc những cá nhân được xác định có nhiều khả năng không thể thu hồi lại thuế.
Thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế là 90 ngày, sau đó sẽ có quyết định tạm hoãn xuất cảnh, bất kể giá trị của khoản này.
Nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo này đến người nộp thuế để đảm bảo rằng những thông tin quan trọng này đến được với người nộp thuế. Về phía người nộp thuế, Tổng cục Thuế lưu ý rằng họ phải cung cấp chính xác các thông tin về địa chỉ nhận thông báo và cập nhật kịp thời các thông tin khi có sự thay đổi, gửi cho cơ quan thuế.
Ảnh hưởng
Những khó khăn khi bị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế #
Bạn có thể nghĩ rằng nợ thuế chỉ đơn giản là một khoản cần thanh toán, nhưng thực tế nghiêm trọng hơn thế.
- Đại diện doanh nghiệp có thể bị tạm hoãn xuất cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến các chuyến công tác nước ngoài quan trọng.
- Gián đoạn công việc: Kế hoạch công tác bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, làm gián đoạn các dự án và cơ hội hợp tác quốc tế.
- Tổn hại uy tín doanh nghiệp: Đối tác quốc tế có thể mất niềm tin và lo ngại về tình trạng tài chính và pháp lý của doanh nghiệp.
- Mất cơ hội mở rộng thị trường: Những hội nghị, buổi gặp gỡ chiến lược, hoặc cơ hội thâm nhập thị trường mới có thể bị bỏ lỡ do không thể xuất cảnh.
- Nguy cơ mất hợp đồng quan trọng: Các thỏa thuận kinh doanh có thể bị phá vỡ do sự thiếu mặt của đại diện doanh nghiệp tại các cuộc họp quan trọng.
- Ảnh hưởng tài chính và pháp lý: Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vấn đề tài chính và pháp lý nghiêm trọng nếu không giải quyết kịp thời tình trạng nợ thuế.
Đối với các trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, ngay sau khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam, việc tạm hoãn xuất cảnh sẽ kết thúc, chậm nhất không quá 24 giờ làm việc.
Ngoài ra, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can, bị cáo và người bị tố giác, kiến nghị khởi tố sẽ được áp dụng dụng như sau:
- Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh: không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Trường hợp kéo dài thời hạn: nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm, thời hạn giải quyết có thể kéo dài thêm tối đa 2 tháng (theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Giải pháp
Đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế #
Tự ý thức tuân thủ thuế là một nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mỗi công dân và doanh nghiệp. Khi đóng thuế, mọi người không chỉ góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước mà còn thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội.
Người nộp thuế nên thực hiện tra cứu thông tin về nợ thuế và tra cứu tình trạng bị tạm hoãn xuất cảnh thông qua các phương tiện sau:
- Trang thông tin điện tử ngành thuế:
Bước 1: Truy cập trang web chính thức của Tổng cục Thuế (https://gdt.gov.vn/).
Bước 2: Chọn mục “Dịch vụ trực tuyến” hoặc “Tra cứu”.
Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp đã được cấp.
Bước 4: Chọn mục “Tra cứu nợ thuế” hoặc “Tra cứu thông tin tạm hoãn xuất cảnh”.
Bước 5: Nhập các thông tin yêu cầu như mã số thuế, tên doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Bước 6: Xem kết quả tra cứu và lưu lại thông tin nếu cần.
- Ứng dụng Etax:
Bước 1: Tải ứng dụng Etax từ App Store (iOS) hoặc Google Play (Android).
Bước 2: Đăng ký và đăng nhập bằng thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Bước 3: Chọn mục “Tra cứu”.
Bước 4: Chọn “Tra cứu nợ thuế” hoặc “Tra cứu thông tin tạm hoãn xuất cảnh”.
Bước 5: Nhập các thông tin yêu cầu như mã số thuế, tên doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Bước 6: Xem kết quả tra cứu và lưu lại thông tin nếu cần.
Căn cứ vào hướng dẫn này, các doanh nghiệp và cá nhân cần lưu ý và kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định để hạn chế các rủi ro về việc bị cưỡng chế nợ thuế, trong đó có tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể:
- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện tra cứu định kỳ về nợ thuế để đảm bảo không có khoản nợ nào chưa thanh toán.
- Cập nhật thông tin: Cập nhật kịp thời các thông tin về địa chỉ nhận thông báo và thông tin liên hệ khi có sự thay đổi.
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế đã phát sinh.
Hệ thống thông tin cảnh báo tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, tổ chức nợ thuế là một bước tiến quan trọng trong việc quản lý, đảm bảo công bằng giữa tất cả người nộp thuế và công tác thu hồi nợ thuế. Để tránh bị hạn chế xuất cảnh, doanh nghiệp và cá nhân cần phải tự tra cứu và hoàn thành các nghĩa vụ thuế đúng hạn và đầy đủ để tránh gặp phải rắc rối.
Tư vấn chuyên gia thuế: Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn, hãy liên hệ ngay với Công ty kiểm toán và tư vấn Expertis. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thuế và tài chính.
Bảo vệ doanh nghiệp của bạn và tránh mất thời gian vì những rủi ro về thuế và pháp lý không cần thiết. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn chuyên sâu và giải pháp hiệu quả từ các chuyên gia Expertis!