
CÂU HỎI
Người lao động là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc theo diện di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp, nhận lương trực tiếp từ Công ty mẹ ở nước ngoài hoặc nhận lương trực tiếp từ Công ty con tại Việt Nam thì cần thực hiện các nghĩa vụ gì về thuế Thu nhập cá nhân, Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam?
TRẢ LỜI
1. Nghĩa vụ về Bảo hiểm
a) Nghĩa vụ về Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nếu thuộc trường hợp di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp theo nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016. Cụ thể, điều này áp dụng cho:
Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp và đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 12 tháng trước khi đến Việt Nam.
b) Nghĩa vụ về Bảo hiểm y tế (BHYT)
Căn cứ theo Công văn số 288/BHXH-QLT ngày 18/02/2020 về việc đóng BHYT đối với người lao động nước ngoài do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh gửi các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ thì không thuộc đối tượng đóng BHYT.
Thời điểm giảm quá trình tham gia BHYT từ ngày 01/02/2020 trở đi.
2. Nghĩa vụ về thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật 26/2012/QH13) và Thông tư 111/2013/TT-BTC:
- Đối tượng phải nộp thuế TNCN: Là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.
a) Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú
Thuế TNCN phải nộp = 20% × Thu nhập chịu thuế
Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú đồng thời làm việc ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì thực hiện theo công thức sau:
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
- Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (thu nhập trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
b) Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú
Thuế TNCN phải nộp = Thuế suất × Thu nhập tính thuế
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ;
- Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế;
- Thuế suất theo lũy tiến từng phần gồm 07 bậc thuế khác nhau:
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | ≤ 05 tr Đồng | 5% | 0 tr Đồng + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | > 05 tr – 10 tr Đồng | 10% | 0.25 tr Đồng + 10% TNTT trên 05 tr Đồng | 10% TNTT – 0.25 tr Đồng |
3 | > 10 tr – 18 tr Đồng | 15% | 0.75 tr Đồng + 15% TNTT trên 10 tr Đồng | 15% TNTT – 0.75 tr Đồng |
4 | > 18 tr – 32 tr Đồng | 20% | 1.95 tr Đồng + 20% TNTT trên 18 tr Đồng | 20% TNTT – 1.65 tr Đồng |
5 | > 32 tr – 52 tr Đồng | 25% | 4.75 tr Đồng + 25% TNTT trên 32 tr Đồng | 25% TNTT – 3.25 tr Đồng |
6 | > 52 tr – 80 tr Đồng | 30% | 9.75 tr Đồng + 30% TNTT trên 52 tr Đồng | 30% TNTT – 5.85 tr Đồng |
7 | > 80 tr Đồng | 35% | 18.15 tr Đồng + 35% TNTT trên 80 tr Đồng | 35% TNTT – 9.85 tr Đồng |
c) Thủ tục thực hiện kê khai và quyết toán thuế TNCN
Nếu phải nộp thuế TNCN tại Việt Nam, người lao động cần đăng ký mã số thuế cá nhân và nộp hồ sơ khai thuế (trực tiếp hoặc qua công ty tại Việt Nam nếu được ủy quyền) theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân không cư trú:
- Đối với cá nhân không cư trú nhận lương trực tiếp từ công ty mẹ ở nước ngoài thì cá nhân đó phải trực tiếp kê khai thuế với cơ quan thuế và thực hiện kê khai thuế theo quý.
- Cá nhân không cư trú thì không thực hiện quyết toán thuế TNCN.
- Đối với cá nhân cư trú nhận lương trực tiếp từ Công ty mẹ tại ở nước ngoài:
Cá nhân cư trú nhận lương trực tiếp từ Công ty mẹ ở nước ngoài phải trực tiếp kê khai thuế với cơ quan thuế và thực hiện kê khai thuế theo quý, thực hiện quyết toán thuế TNCN năm. Trong đó:
-
- Người lao động cần phải có bằng chứng chứng minh hoặc xác nhận về khoảng tiền đã trả. Kèm theo đó là thư xác nhận thu nhập theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Thực tế, cơ quan thuế ở nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp thì cá nhân phải chụp lại hình ảnh giấy chứng nhận khấu trừ thuế hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng thể hiện rõ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Tất cả những bản chụp này phải được cá nhân đó cam kết và chịu trách nhiệm về tính xác thực.
- Đối với cá nhân cư trú nhận lương trực tiếp từ Công ty con tại Việt Nam:
Cá nhân cư trú nhận lương trực tiếp từ Công ty con tại Việt Nam thì Công ty con tại Việt Nam có nghĩa vụ tạm khấu trừ thuế, kê khai thuế theo tháng/quý và thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người lao động nếu người lao động đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN.