Ngày 26/08/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ .

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021
Theo Điều 5, Nghị định 80/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định doanh nghiệp SMEs như sau:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản (1).
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản (1).
(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản (1), (2).
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản (1), (2).
Lưu ý về cách xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quy định về xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, có 1 chữ VÀ và 1 chữ HOẶC, cách hiểu đúng như sau:
Doanh nghiệp phải thỏa mãn cả 2 điều kiện cùng 1 lúc của một đối tượng:
- Điều kiện 1: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm; và
- Điều kiện 2: Tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn.
Khác nhau về tiêu chí giữa Nghị định 80/2021/NĐ-CP và Nghị định 39/2018/NĐ-CP
Mục | Tiêu chí | Nghị định 80/2021/NĐ-CP | Nghị định 39/2018/NĐ-CP |
A | Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa | Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. | Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất. |
B | Xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa | 1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội. | |
2. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. | 2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. | ||
3. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động. | |||
C | Xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa | 1. Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm. | |
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ. | |||
D | Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa | 1. Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. | |
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. | |||
E | Xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa | 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai. | |
2. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung hỗ trợ. | |||
3. Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ. | |||
4. Căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để xác định thông tin doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ. | Không có |
Một số nội dung khác biệt khác

Bổ sung nội dung về hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp SMEs, mới thành lập cùng với nhiều giải pháp về chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tư vấn quản lý, quyền sở hữu trí tuệ,…
Thay đổi mức hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực,…với mức độ hỗ trợ cao hơn, giá trị hỗ trợ lớn hơn, thuận lợi hơn, rộng hơn đến từ mạng lưới tư vấn viên, đào tạo trực tiếp, trực tuyến.
Nhiều ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp do nữ làm chủ hoặc có nhiều lao động nữ như “Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp SMEs là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp”.
Thay đổi quy định về độ tuổi cho lao động nam và nữ bằng việc chỉ quy định điều kiện về thời gian người lao động đã làm việc trong doanh nghiệp SMEs tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.
Quy định cụ thể và rõ ràng về nội dung hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp SMEs về mức chênh lệch lãi suất. Cụ thể mức chênh lệch lãi suất được ngân sách nhà nước cấp bù cho các khoản vay của doanh nghiệp SMEs khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua các tổ chức tín dụng là 2%/năm.
Hệ thống văn bản pháp luật quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghị định này hướng dẫn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Nghị định 80/2021/NĐ-CP ban hành với nhiều hỗ trợ giúp tạo đòn bẩy cho các doanh nghiệp SMEs thuận lợi phát triển cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà. Mọi vấn đề chưa rõ trong Nghị định, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Bộ phận Tư vấn của EXPERTIS để kịp thời được giải đáp.