Quy định và hướng dẫn thực hiện báo cáo đầu tư trực tuyến tại Việt Nam.
Quy trình báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hằng năm các chương trình, dự án đầu tư.
Hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo hình thức Bảng kê là gì? #
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, và đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/08/2015 thì:
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) trong các trường hợp sau:
- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).”
Như vậy, khi doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc các trường hợp nêu trên thì được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ theo mẫu quy định và được tính trừ vào chi phí đầu vào khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mẫu bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mẫu 01/TNDN là mẫu nào? #
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ không phải dùng mẫu tùy ý mà phải dùng mẫu quy định sẳn 01/TNDN theo hình thức như sau đây:
Các lưu ý khi lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn:
- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng.
- Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ cần đáp ứng các điều kiện cụ thể nào? #
Như đã nêu trên, bảng kê thu mua là bảng kê khai thông tin làm căn cứ kê khai khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và người bán phải căn cứ vào bộ hồ sơ mua bán.
Dưới đây là lời khuyên của chúng tôi về bộ hồ sơ mua bán doanh nghiệp cần có như sau:
1. Thông tin về người bán phải đầy đủ, chính xác, hợp pháp và có thể xác minh được:
- CMTND hoặc CCCD có hiệu lực pháp luật: DN phải lưu trữ bản sao y có giá trị pháp luật của CCCD (Bản sao y công chứng hợp pháp)
- Địa chỉ liên lạc: DN phải lưu trữ thông tin địa chỉ của người bán và phù hợp với việc “trực tiếp tạo ra sản phẩm”.
- Số điện thoại liên hệ (Nên là số chính chủ của người bán).
- Chữ ký mẫu của người bán, trong trường hợp người bán ủy quyền thì thu thập bộ hồ sơ người được ủy quyền tương ứng và thu thập chữ ký mẫu người bán / người ủy quyền.
2. Bộ hồ sơ về hoạt động mua bán:
- Hợp đồng mua bán / Biên bản giao hàng / Biên bản cân đếm hàng hóa có chữ ký của người bán.
- Biên bản thanh toán tiền / Phiếu chi cho người bán có chữ ký của người bán nếu chi tiền mặt
- Ủy nhiệm chi qua ngân hàng nếu chi qua chuyển khoản ngân hàng.
3. Tài liệu chứng minh tính trực tiếp sản xuất / đánh bắt / khai thác / thu nhặt của người bán
- Việc chứng minh điểm này là rất đa dạng và tùy vào thực tế mỗi trường hợp: Ví dụ như giấy tờ chứng minh chủ tàu, chủ ruộng đất …
Có phải xin xác nhận của chính quyền địa phương cho bảng kê mẫu 01/TNDN không? #
Hiện nay, quy định về bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được thực hiện theo quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định về bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào như sau:
“Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.
Theo quy định trên thì bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mẫu 01/TNDN không bắt buộc phải có xác nhận của chính quyền địa phương.
Trả lời câu hỏi: Tại sao tôi thường nghe những doanh nghiệp chuyên thu mua nói rằng cần xác nhận của chính quyền địa phương?
Lý do là vì tính khó khăn trong việc xác định “tính trực tiếp sản xuất / đánh bắt / khai thác / thu nhặt của người bán” ch o nên doanh nghiệp có thể lựa chọn cách xin xác nhận của chính quyền địa phương đối với người bán để nâng cao tính xác thực đối với người bán.
HỖ TRỢ TỪ CHUYÊN GIA
Bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi những rủi ro về thuế và pháp lý không cần thiết. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu về tuân thủ thuế!