Search
Close this search box.

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024

Mục lục

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc tra cứu thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành một bước quan trọng đối với nhiều cá nhân và tổ chức đòi hỏi nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những rủi ro mà việc tra cứu không kỹ lưỡng hoặc không chính xác có thể mang lại. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ này và hướng dẫn cách để phòng tránh những rủi ro không đáng có này.
kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024
Vấn đề

Khó khăn khi tìm nguồn tin đáng tin cậy

Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự minh bạch trong việc cung cấp thông tin tài chính, kế toán và các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, dữ liệu được cung cấp có thể không đầy đủ, không chính xác hoặc không được cập nhật thường xuyên, gây khó khăn cho việc đánh giá và xác thực.

Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp có thể ví như trạng thái sức khỏe của một con người, phản ánh tình hình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong mắt pháp luật. Mỗi doanh nghiệp, từ lúc thành lập cho đến khi ngừng hoạt động, đều trải qua những giai đoạn khác nhau. Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thuộc một trong các tình trạng pháp lý sau:

[1] Tạm ngừng kinh doanh: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.

[2] Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện ghi nhận, cập nhật tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế cung cấp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

[3] Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. 

[4] Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp 

  • đã có nghị quyết, quyết định giải thể theo khoản 3 Điều 208 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế; 
  • doanh nghiệp bị giải thể theo quyết định của Tòa án theo khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; 
  • doanh nghiệp đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập và đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. 

[5] Đang làm thủ tục phá sản: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản. 

[6] Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

  • đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; 
  • doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; 
  • doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. 

[7] Đang hoạt động: là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thuộc tình trạng pháp lý như các trường hợp nêu trên.

Ảnh hưởng

Những hậu quả của việc xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp không hoàn chỉnh, thiếu sót

Nếu tra cứu tình trạng hoạt động của doanh nghiệp không kỹ lưỡng, bạn có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng. Đầu tiên, việc đánh giá sai tình trạng hoạt động có thể khiến bạn mất thời gian và tiền bạc khi cố gắng liên lạc với một doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc bị đình chỉ.

Thứ hai, khi bạn đầu tư vào một doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động, sẽ có nguy cơ cao khiến bạn có thể không được thanh toán đúng hạn hoặc mất tiền đầu tư khi doanh nghiệp đó phá sản. 

Cuối cùng, rủi ro về uy tín và tin cậy cũng rất cao khi hợp tác với một doanh nghiệp có lịch sử thay đổi người đại diện pháp luật nhiều lần, chuyển địa điểm kinh doanh thường xuyên, hoặc thay đổi trạng thái hoạt động nhiều lần, đều là dấu hiệu của sự không ổn định.

Không nhận biết được nguồn thông tin chính thống và sử dụng những thông tin đó

Việc sử dụng thông tin không chính xác và không đáng tin cậy sẽ khiến việc đầu tư hoặc hoạch định chiến lược đối mặt với rủi ro trong tương lai. Khi dữ liệu sai lệch len lỏi vào quá trình ra quyết định, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra nhận thức hoặc kết luận không đúng với thực tế, góp phần tạo nên những rủi ro tiềm tàng không đáng có.

Giải pháp

Hướng dẫn cách kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Dễ dàng, hiệu quả

Sử dụng trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục thuế: Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy để tra cứu thông tin về tình trạng hoạt động, người đại diện pháp luật, và các thông tin khác của doanh nghiệp.

Cách 1: Tra cứu doanh nghiệp giải thể trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp hoặc mã số thuế doanh nghiệp vào thanh tìm kiếm để tra cứu thông tin trạng thái của doanh nghiệp.

Ảnh 1 - tra cứu doanh nghiệp giải thể 2024
Ảnh 1 - kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024
Ảnh 2 - tra cứu doanh nghiệp giải thể 2024
Ảnh 2 - kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024

Cách 2: Tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp qua trang Tổng cục thuế Việt Nam.

Bước 1: Truy cập vào trang Tra cứu thông tin người nộp thuế của Cổng thông tin điện tử Tổng Cục thuế.

Ảnh 1 - tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 2024
Ảnh 3 - kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024

Bước 2: Quý khách hàng nhấp vào Tên công ty hiển thị tại Bảng thông tin tra cứu.

Ảnh 2 - tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 2024
Ảnh 4 - kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024

Bước 3: Kết quả tra cứu sẽ hiển thị như Ảnh 5. Quý khách hàng chọn “VP đại diện” ở vị trí dưới góc phải màn hình.

Ảnh 3 - tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 2024
Ảnh 5 - kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024

Bước 4: Kết quả tra cứu sẽ hiển thị như Ảnh 6 bên dưới.

Ảnh 4 - tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 2024
Ảnh 6 - kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024

Việc tra cứu tình trạng hoạt động của doanh nghiệp là một bước quan trọng để tăng cường sự minh bạch, trách nhiệm, tuân thủ quy định, tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm chi phí, qua đó mang lại sự hiệu quả trong các giao dịch kinh doanh. Tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn ngành là cách doanh nghiệp và cá nhân đảm bảo việc xây dựng uy tín vững vàng, lâu dài. 

Bằng cách tra cứu kỹ lưỡng, bạn có thể tránh được nhiều rủi ro, giúp các bên liên quan hiểu rõ tình hình doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của mình. Đừng để sự chủ quan và thiếu cẩn thận làm ảnh hưởng đến bước tiến thành công của bạn.

HỖ TRỢ TỪ CHUYÊN GIA

Hiểu đúng – Làm đúng ! Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn chuyên sâu và giải pháp hiệu quả !

Cập nhật: 27/11/2024
Đăng ký
TƯ VẤN NGAY

21 năm tư vấn chuyên sâu về quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam!

Chúng tôi sẽ tư vấn giải đáp các câu hỏi của bạn và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.