Cập nhật lúc 20/08/2023 - 05:50 pm
Dữ liệu giao dịch ngân hàng nào được ngân hàng cung cấp cho cơ quan thuế
Quy trình cung cấp dữ liệu giao dịch ngân hàng
Cơ quan thuế sử dụng thông tin về giao dịch ngân hàng như thế nào
Tổ chức, cá nhân cần làm gì để phòng tránh rủi ro
Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin chi tiết về giao dịch ngân hàng của tổ chức cá nhân là người nộp thuế theo quy định.
Nghị định 126/2020/NĐ-CP cho phép ngành thuế nắm thông tin số dư, chi tiết giao dịch qua tài khoản ngân hàng của các tổ chức và cá nhân – một công cụ quản lý thuế đặc biệt là thu thuế thương mại điện tử.
Dữ liệu giao dịch ngân hàng nào được ngân hàng cung cấp cho cơ quan thuế #
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
i) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.
ii) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.
iii) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Quy trình cung cấp dữ liệu giao dịch ngân hàng cho cơ quan thuế #
Về cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch:
Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế. Trường hợp Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của Cơ quan quản lý thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Về việc kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp và theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp nước ngoài):
Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện việc kê khai, khấu trừ, nộp thay và theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 81 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. Trường hợp Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thực hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1, Điều 144 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
Cơ quan thuế sử dụng thông tin về giao dịch ngân hàng như thế nào #
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan thuế sử dụng dữ liệu giao dịch ngân hàng của tổ chức, cá nhân để:
- Phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp.
- Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Tổ chức, cá nhân cần làm gì để phòng tránh rủi ro #
Để phòng tránh rủi ro và tuân thủ quy định về việc cung cấp dữ liệu cho cơ quan thuế liên quan đến thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch, cũng như việc kê khai, khấu trừ, và nộp thuế phải nộp, dưới đây là một số lời khuyên cho doanh nghiệp:
- Hiểu rõ quy định pháp luật: Nắm vững các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc cung cấp dữ liệu, kê khai thuế và nộp thuế. Đảm bảo bạn hiểu rõ cách thức thực hiện và các hạn chế, nghĩa vụ pháp lý mà bạn cần tuân theo.
- Hệ thống hóa dữ liệu: Xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý tài chính, giao dịch và thuế đáng tin cậy. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng truy xuất thông tin cần thiết khi cơ quan thuế yêu cầu.
- Theo dõi kỹ càng: Đảm bảo rằng bạn đã ghi nhận chính xác thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, giao dịch và số liệu giao dịch. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho kiểm tra và thanh tra: Đảm bảo rằng bạn có sẵn sàng các dữ liệu và thông tin cần thiết để đối mặt với bất kỳ kiểm tra hoặc thanh tra nào từ cơ quan thuế.
- Lưu giữ các tài liệu liên quan: Lưu trữ tất cả các tài liệu và chứng từ liên quan đến thuế và tài chính theo thời gian quy định. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh tính chính xác và tuân thủ của thông tin của mình khi cần thiết.
- Hợp tác với chuyên gia tài chính và thuế: Hợp tác với chuyên gia tài chính và thuế hoặc công ty tư vấn có kinh nghiệm để đảm bảo bạn thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật.
Việc tuân thủ các quy định và thực hiện đúng quy trình không chỉ giúp bạn tránh rủi ro pháp lý mà còn góp phần vào sự minh bạch và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Thực hiện các điều trên là không dễ dàng với doanh nghiệp, giải pháp hữu hiệu là sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp: Hợp tác với chuyên gia tài chính kế toán và thuế để đảm bảo bạn thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật.
Xem chi tiết thông tin về dịch vụ của chúng tôi tại bài viết