Cập nhật lúc 10/07/2024 - 10:35 am
Ngày 30/06/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thay thế Nghị định 38/2022/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với nhiều sự thay đổi đáng chú ý liên quan đến tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động, do đó doanh nghiệp cần phải xây dựng và ban hành lại hệ thống thang, bảng lương và thực hiện điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN cho người lao động phù hợp với sự thay đổi này.
1. Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024 #
Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng mức cụ thể như sau:
2. Tăng lương cơ sở từ ngày 01/07/2024 #
Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
3. Doanh nghiệp cần làm gì khi có sự thay đổi về tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương cơ sở từ ngày 01/07/2024 #
3.1. Xây dựng lại thang lương tại doanh nghiệp
Tăng tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP theo đó Doanh nghiệp cần phải xây dựng, cập nhật lại thang, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật lao động hiện hành và các văn bản quy định có liên quan.
Lưu ý: Doanh nghiệp không còn phải nộp thang bảng lương cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội mà chỉ cần xây dựng rồi lưu tại doanh nghiệp để khi nào cơ quan nhà nước yêu cầu thì giải trình (Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
3.2. Điều chỉnh tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
Thực hiện Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng, theo đó điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) gọi tắt là BHXH bắt buộc như sau:
- Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng.
- Mức đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Mức đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ theo Điều 90 BLLĐ 2019 quy định về tiền lương như sau:
- Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, người sử dụng lao động điều chỉnh tiền lương đóng BHXH cho người lao động theo mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định, tuy nhiên mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà Chính Phủ đã quy định từ 01/07/2024.
Trên đây là thông tin quan trọng có hiệu lực từ 01/07/2024 mà Expertis cập nhật đến Quý khách hàng. Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ.