Cập nhật lúc 23/09/2022 - 09:35 am
Bài viết mô tả một cách tổng quát về hệ thống nhân sự tiền lương trong doanh nghiệp, nhằm giúp cho nhà quản lý, giám đốc doanh nghiệp nắm được hệ thống quản lý nhân sự tiền lương cần thực hiện trong doanh nghiệp.
Vai trò của hệ thống nhân sự tiền lương trong doanh nghiệp #
Quản trị nhân sự tiền lương có vai trò to lớn với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống nhân sự tiền lương trong doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm các phần hành công việc sau đây:
Trong doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa to lớn. Doanh nghiệp có được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc.
Ngược lại, nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động.
Đào tạo và phát triển nhân sự là hai nội dung cơ bản trong vấn đề nâng cao trình độ tinh thông nghề nghiệp cho nhân sự. Ngoài ra nó còn bao gồm nội dung giáo dục nhân sự cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải chú trọng đào tạo và phát triển nhân sự vì trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, công nghệ kĩ thuật đổi mới không ngừng, muốn bắt kịp với thời đại thì con người cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng nhất định về nghề nghiệp, đó vừa là một nhu cầu vừa là một nhiệm vụ.
Đánh giá nhân viên là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của quản trị nhân sự. Nó là chìa khóa cho doanh nghiệp hoạch định, tuyển mộ cũng như phát triển nhân sự và đãi ngộ nhân sự. Đánh giá là một thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa, được tiến hành thường xuyên nhằm thu thập thông tin về khả năng nghề nghiệp, kết quả công tác, nguyện vọng cá nhân và phát triển của mỗi người.
Công tác đãi ngộ nhân sự nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Mỗi một nhóm một cá nhân đều đến với doanh nghiệp với mục tiêu và mong muốn riêng. Mỗi người đều có cái ưu tiên và ràng buộc riêng của mình. Là nhà quản trị nhân sự, với các cá nhân và nhóm cụ thể đã được xác định, ta cần xác định được mục tiêu thúc đẩy thúc đẩy từng nhóm, từng cá nhân để có tác động phù hợp, đủ liều lượng, đúng lúc, đem lại kết quả như mong muốn.
Đãi ngộ được thể hiện qua hai hình thức là đãi ngộ vật chất và đãi ngộ tinh thần.
Hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp #
Hệ thống quản lý tiền lương, Hệ thống tiền lương, hay Hệ thống lương, là một hệ thống bao gồm các yếu tố cấu thành được tổ chức một cách chặt chẽ nhằm thực hiện toàn bộ chính sách tiền lương áp dụng đối với đội ngũ nhân sự.
Giám đốc, chủ doanh nghiệp có toàn quyền lựa chọn cách quản lý tiền lương của doanh nghiệp mình, tuy nhiên dù thực hiện theo cách nào, thì hệ thống lương của doanh nghiệp cần pháp đảm bảo đáp ứng 2 nội dung:
- Phải có tính hiệu quả.
- Phải đúng với các quy định pháp luật có liên quan.
Hệ thống tiền lương hiệu quả là một hệ thống thích hợp và đủ tốt để giúp doanh nghiệp thực hiện thành công việc xây dựng đội ngũ nhân sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy khi xây dựng hệ thống tiền lương cần phải đáp ứng 4 yêu cầu cơ bản sau:
- Mức lương phải thể hiện tính cạnh tranh về giá cả thị trường.
- Tiền lương phải tương xứng với năng lực và đóng góp của mỗi người, đảm bảo sự công bằng trong doanh nghiệp.
- Cơ cấu lương phải linh hoạt, phải có phần cứng và phần mềm để có thể điều chỉnh lên xuống khi cần thiết.
- Cách tính tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để mọi người có thể hiểu và kiểm tra được tiền lương của mình.
Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp phải đảm bảo khi thực hiện thì đáp ứng các yêu cầu của pháp luật sau đây:
- Các quy định về lao động, tiền lương tại Bộ Luật Lao động;
- Các quy định về Bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm;
- Để được hạch toán tiền lương vào chi phí của doanh nghiệp và trình bày trên Báo cáo tài chính phải theo Luật kế toán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tiền lương chịu thuế thu nhập cá nhân, do đó phải theo Luật thuế thu nhập cá nhân.