Đại dịch Coronavirus đã làm thay đổi đáng kể tình hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp, và rất nhiều doanh nghiệp đang bị đe dọa ngưng hoạt hoạt động, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Trong bài viết này, chúng tôi giải thích lý do tại sao điều quan trọng là phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục, khả năng tồn tại của doanh nghiệp khi xem xét trình bày các tài khoản kế toán và một số yếu tố cần xem xét khi thực hiện đánh giá này.
Các tài khoản kế toán thường được coi là bản ghi các giao dịch của năm trước và số dư của các tài khoản là bản chụp nhanh những gì doanh nghiệp sở hữu và những gì doanh nghiệp đó nợ vào cuối năm. Tuy nhiên, nhiều khoản mục kế toán được đo lường và phân loại dựa trên giả định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục kinh doanh trong tương lai gần (12 tháng). Nếu doanh nghiệp ngừng kinh doanh, các tài khoản này sẽ phải được đo lường và phân loại trên cơ sở khác theo cơ sở hoạt động không liên tục. Do đo, dựa vào thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, kế toán phải lựa chọn phương pháp trình bày Báo cáo tài chính phù hợp.
Chắc chắn là có, vì việc đánh giá này trước hết là xác định trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo dạng hoạt động liên tục hay không liên tục. Việc đánh giá này còn phản ánh dự định hoạt động của doanh nghiệp trong 12 tháng sắp tới là thế nào.
Báo cáo tài chính thường được lập trên cơ sở doanh nghiệp “hoạt động liên tục”. Do đó, nếu đánh giá không thể hoạt động trong 12 tháng tiếp theo, như có ý định thanh lý doanh nghiệp hoặc ngừng giao dịch, hoặc không có giải pháp thay thế thực tế nào khác ngoài việc làm như vậy thì Báo cáo tài chính cần lập trên cơ sở “hoạt động không liên tục”.
Việc đánh giá phải tính đến tất cả các thông tin hiện có về tương lai, bao gồm ít nhất 12 tháng kể từ ngày Báo cáo tài chính được phê duyệt và ký duyệt bởi các giám đốc. Không có một quy trình cụ thể nào cho việc đánh giá này, nhưng trong những thời điểm không chắc chắn như thời kỳ ảnh hưởng bởi COVIS-19, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp và nêu rõ tính khả thi của các kế hoạch đó trong tương lai thay vì chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ.
Trừ khi đó là hoạt động kinh doanh như bình thường, bạn sẽ cần phải điều chỉnh dòng tiền vào và ra dự kiến để tính đến những thay đổi trong hoàn cảnh, xem xét các vấn đề cụ thể đối với lĩnh vực hoặc doanh nghiệp của bạn (ví dụ: bất kỳ mối đe dọa nào đối với chuỗi cung ứng và thời gian và cách thức mà hoạt động kinh doanh xuất hiện sau khi ngừng hoạt động) cũng như môi trường kinh tế rộng lớn hơn (ví dụ, sự suy thoái về nhu cầu nói chung và khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn).
Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét. Nó không phải là một danh sách toàn diện và mọi doanh nghiệp đều khác nhau, vì vậy hãy cố gắng suy nghĩ càng rộng càng tốt.
Powered by BetterDocs
Cập nhật các kiến thức quản lý và tin tức hữu ích !
(Lịch gửi: Các ngày trong tuần)
ĐĂNG KÝ BÁO GIÁ
Để nhận được báo giá nhanh nhất, quý khách vui lòng điền chính xác và đầy đủ thông tin bên dưới:
Tên công ty (bắt buộc)
Email liên hệ (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Lời nhắn của bạn?
NHẬN PROFILE EXPERTIS
Để nhận Profile của chúng tôi qua Email, quý khách vui lòng nhập đúng và đầy đủ thông tin bên dưới:
Họ và tên (bắt buộc)
Email nhận tài liệu (bắt buộc)