Hiện nay có rất nhiều sự nhầm lẫn trong việc phân biệt quá trình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán nội bộ. Thực chất đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau dù bản chất đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Khác biệt giữa Kiểm toán tuân thủ và Kiểm toán nội bộ #
Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập từ các công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán tuân thủ hoặc các cơ quan quản lý. Các kiểm toán viên này thường tuân theo một danh sách kiểm tra dựa trên các nguyên tắc kiểm toán tuân thủ của quy định, chuẩn mực, chế độ, tiêu chuẩn để đánh giá tính tuân thủ. Kiểm toán tuân thủ giúp đảm bảo tính khách quan, độc lập, kết quả đánh giá được đưa ra bởi một bên ngoài doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ được thực hiện, đảm trách bởi nhân viên kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp hoặc bởi nhân viên đóng vai trò là đánh giá viên nội bộ. Vai trò của họ là kiểm tra việc tuân thủ và đảm bảo tổ chức tuân theo các quy định, tiêu chuẩn một cách nhất quán.
Kiểm toán độc lập có thể sử dụng kết quả công việc của kiểm toán nội bộ trong việc tìm hiểu môi trường kiểm soát để đánh giá rủi ro dẫn đến sai sót trong báo cáo cũng như xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán độc lập của mình.
Tại sao kiểm toán tuân thủ lại quan trọng? #
Kiểm toán tuân thủ phục vụ nhiều mục đích, như:
- Xác định những lỗ hổng trong hệ thống: Một trong những mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là kiểm tra xem các chính sách và quy trình có đáp ứng các quy định, yêu cầu về tuân thủ hay không. Nếu có sự không tuân thủ, cũng như có những lỗ hổng trong không vận hành của hệ thống, kiểm toán viên sẽ ghi nhận và báo cáo cho ban lãnh đạo của công ty.
- Giúp cải thiện và khắc phục lỗ hổng: Khi các lỗ hổng được phát hiện, công ty có thể xem xét các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm bịt lỗ hổng và cải tiến chất lượng, hiệu quả công việc.
- Giảm thiểu rủi ro và mở đường cho việc tuân thủ các khuôn khổ khác. Việc bịt các lỗ hổng trong hệ thống không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp công ty giảm thiểu rủi ro từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi công ty đề cao tính tuân thủ thì việc tuân thủ sẽ dễ dàng được mở rộng và nhanh chóng áp dụng khi có yêu cầu mới, tiêu chuẩn mới từ nhà đầu tư, đối tác.
- Tránh bị phạt hoặc rắc rối pháp lý. Đây là mà các công ty luôn mong muốn. Việc tránh bị phạt, tránh phải nộp các khoản tiền phạt lớn và các rắc rối về pháp lý giúp công ty giữ được vị thế, uy tín của mình trên thị trường. Ngoài ra, tiết kiệm được chi phí của công ty vào những khoản chi lẽ ra có thể tránh được, tối ưu hóa nguồn vốn và khả năng sinh lời.
Các chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán tuân thủ #
Trước tiên, công ty của bạn và công ty kiểm toán của bạn phải đặt lịch trình cho ngày kiểm toán chính thức. Báo cáo về kết quả kiểm toán tuân thủ (bao gồm sự không phù hợp và khuyến nghị) được phát hành sau khi kết thúc cuộc kiểm toán. Tùy thuộc vào mức độ không tuân thủ, công ty của bạn có thể phải đưa ra các giải pháp ngay lập tức hoặc có kế hoạch điều để khắc phục các lỗ hổng của hệ thống.
Dưới đây là một số bước cần chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán tuân thủ:
- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết. Các tài liệu phải nêu rõ quy trình làm việc, cách thức công ty bạn thực hiện và tuân thủ các quy định. Đồng thời, còn phải có các tài liệu khác cần cung cấp cho kiểm toán viên khi được yêu cầu.
- Đánh giá nội bộ trước. Việc tự đánh giá nhằm xác định trước những lỗ hổng, nắm được tình hình chung của công ty bạn trước khi kiểm toán viên bên ngoài thực hiện. Việc tự đánh giá giúp trao đổi giữa công ty và kiểm toán viên được rõ ràng, nhanh chóng khi cùng giải quyết hay trao đổi về các vấn đề phát sinh.
- Bộ phận có liên quan hiểu được sự cần thiết của kiểm toán tuân thủ: Trong quá trình thực hiện, người nhân viên có thể vô tình không tuân thủ quy định. Tùy vào mức độ có thể dẫn đến những rủi ro từ thấp đến cao, có thể xuất hiện liền hoặc cần thời gian dài. Do đó, việc người nhân viên nhận biết được sự cần thiết của kiểm toán tuân thủ giúp khắc phục được rủi ro này sẽ tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Hiểu rõ khác biệt giữa kiểm toán tuân thủ và kiểm toán nội bộ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc tìm và thực hiện đúng các dịch vụ phù hợp với mục đích kiểm soát rủi ro của mình. Các vấn đề cần tư vấn về dịch vụ kiểm toán tuân thủ, doanh nghiệp vui lòng liên hê với Bộ phận Tư vấn của EXPERTIS để được giải đáp.