Cập nhật lúc 29/09/2022 - 09:59 am

Phân tích tài chính là việc tạo ra các phân tích đặc biệt để trả lời các câu hỏi kinh doanh cụ thể và dự báo các kịch bản tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Mục tiêu của phân tích tài chính là định hình chiến lược kinh doanh thông qua cái nhìn sâu sắc đáng tin cậy, thực tế hơn là trực giác.
Bằng cách cung cấp cái nhìn chi tiết về dữ liệu tài chính của các công ty, phân tích tài chính cung cấp các công cụ để các giám đốc có được kiến thức sâu sắc về các xu hướng chính và thực hiện hành động để cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.
DANH MỤC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG #
Cách tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa
Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ.
Nếu chỉ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Mặt khác, nếu chỉ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
Cách tính:
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)
Giải thích ý nghĩa
Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.
Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành. Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các doanh nghiệp bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.
Cách tính
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
Giải thích ý nghĩa
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các khách hàng hàng.
Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Tuy nhiên, cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để xem xét, bỏi vì chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.
Cách tính chỉ số Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2
Giải thích ý nghĩa chỉ số Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
Về cơ bản, chỉ số vòng quay hàng tồn gkho cao cho thấy doanh nghiệp sẽ ít rủi ro, tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
Để quản trị hiệu quả, doanh nghiệp cần duy trì lượng hàng tồn kho thích hợp cho nhu cầu của khách hàng.